Báo động miệng núi lửa “cánh cổng vào địa ngục” ngày càng mở rộng
Băng vĩnh cửu của núi lửa được người dân địa phương gọi là “cánh cổng đến địa ngục” ở Siberia đang có xu hướng tan chảy khiến giới khoa học không khỏi lo ngại.
Miệng núi lửa Batagaika cổ đại đang có xu hướng mở rộng do băng vĩnh cửu tan chảy.
Một miệng núi lửa rộng lớn ở vùng xa xôi tại Siberia có tên Batagaika đang có xu hướng ngày càng lớn hơn do băng vĩnh cửu tan chảy có thể hé lộ những khu rừng cổ, xác động vật và giải phóng bí mật về biến đổi khí hậu trong quá khứ.
Nằm cách thành phố Yakutsk khoảng 660km về phía đông bắc, miệng núi lửa Batagaika đang phát triển với một tốc độ đáng báo động. Các lớp băng vĩnh cửu được cho đã bị tác động bởi nạn phá rừng ngày càng trầm trọng.
Các cảm biến theo dõi sự phát triển của miệng núi lửa đang cảnh báo rằng nó đang di chuyển khoảng 20-30 mét mỗi năm khi băng tan chảy.
Bên dưới bề mặt, các loại khí và khoáng chất bị mắc kẹt dưới lớp băng trong hàng ngàn năm đột nhiên sẽ được phơi bày trở lại. Khí hậu ấm lên đang đẩy nhanh quá trình này.
Video đang HOT
Trước đó, một thị trấn phía đông bắc Siberia đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay của Bắc Cực. Nhiệt độ cao đến 38 độ C ở khu vực đã được các nhà khí tượng học Nga ghi lại vào ngày 20 tháng 6 tại Verkhoyansk.
Trong khi đó, các nhà khoa học cho biết sự phân bố băng không đồng đều của núi lửa Batagaika cho thấy khi nó mở rộng có hình dạng của một con cá đuối khổng lồ.
Giáo sư địa chất Julian Murton, Đại học Sussex, nói rằng vấn đề có thể bắt đầu từ những năm 1950 và 60. Khai thác khoáng sản và gỗ đã khiến bề mặt bị xói mòn.
Sự tan băng của núi lửa này đang khiến các nhà khoa học lo lắng vì khi băng tan và biến thành nước, hiện tượng này sẽ giải phóng khí carbon dioxide và khí mê-tan trước đó vào khí quyển, tiếp tục đẩy nhanh sự thay đổi khí hậu.
“Điều gây chú ý với Batagaika đó là mặc dù nó đã tồn tại qua nhiều giai đoạn ấm lên trong quá khứ, nơi sự nóng lên là điều tự nhiên nhưng trong 50 hoặc 60 năm qua, sự xáo trộn của con người đã làm mất ổn định vùng băng vĩnh cửu cổ đại này”, giáo sư địa chất Julian Murton nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được tuổi của núi lửa cổ đại này lên đến 65.000 năm nhờ nghiên cứu các lớp dưới cùng của lớp băng vĩnh cửu. Nghiên cứu Batagaika có thể giúp các nhà khoa học hiểu được mối liên hệ giữa con người và động vật, thảm thực vật và môi trường trong quá khứ.
Phát hiện hiểm họa ở đáy biển Nam Cực
Các nhà khoa học tại Đại học bang Oregon ở Hoa Kỳ phát hiện lỗ hổng khí methane đầu tiên ở đáy biển Nam Cực, được hình thành trong quá trình phân hủy tảo chôn vùi dưới đá trầm tích.
Vị trí rò rỉ khí mê-tan được được mô phỏng qua hình ảnh.
Khí methane đặt ra mối đe dọa như một loại khí nhà kính mạnh. Với sự nóng lên toàn cầu, một lớp nước phía dưới đáy nóng lên, góp phần giải phóng khí. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng rất nhiều khí methane sẽ đi vào bầu khí quyển mà hành tinh sẽ nóng lên đến nhiệt độ không tương thích với cuộc sống của nền văn minh hiện đại, điều khiến các nhà nghiên cứu "rất đáng lo ngại".
Nhưng vì sao có lỗ rò rỉ khí methane này vẫn còn là bí ẩn, và nguyên nhân có thể không phải do nóng lên toàn cầu vì chưa có dấu hiệu nóng lên tại vùng biển này. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng các vi sinh vật mà bình thường vẫn "tiêu thụ" khí nhà kính, không cho khí nhà kính vào khí quyển, lại chưa phát triển nhiều tại đây sau 5 năm. Vì không có đủ các vi sinh vật, khí methane có thể "thoát" ra và vào khí quyển.
Việc các vi sinh vật phát triển chậm "là phát hiện quan trọng nhất", theo Andrew Thurber, từ Đại học Bang Oregon, Mỹ, người dẫn đầu nghiên cứu.
"Đây không phải là tin tốt. Mất hơn 5 năm vi sinh vật mới xuất hiện, mà ngay cả khi ấy, vẫn có nhiều khí methane thoát khỏi đáy biển".
Khí methane là sản phẩm phụ từ các vật chất cổ xưa đang phân hủy được chôn dưới đáy biển hoặc bị mắc kẹt trong băng vĩnh cửu. Biến đổi khí hậu đã khiến một phần băng vĩnh cửu đó tan chảy, từ từ giải phóng các kho khí nhà kính khổng lồ dưới lòng đất. Đa phần, ở các đại dương, khí methane rò rỉ từ đáy biển bị phân hủy bởi vi sinh vật ở lớp trầm tích hoặc ở trong nước.
Vụ rò rỉ gần đây, nằm khoảng 10 mét bên dưới biển Ross, gần thềm băng Ross của Nam Cực - được phát hiện tình cờ bởi các thợ lặn địa phương vào năm 2011. Khi Thurber và các đồng nghiệp của ông đến thăm địa điểm này vào cuối năm đó, đáy biển cho thấy dấu hiệu rò rỉ khí methane.
Các "thảm" vi sinh vật màu trắng tồn tại trong mối quan hệ cộng sinh với các vi khuẩn tiêu thụ methane trải dài 70 m dọc theo đáy biển. Một phân tích trầm tích đã xác nhận là khí methane đang thoát ra từ dưới đáy biển. Khi nhóm nghiên cứu quay trở lại địa điểm 5 năm sau đó, số lượng vi khuẩn đã tăng lên, nhưng khí methane vẫn tiếp tục thoát ra.
Giáo sư Jemma Wadham, từ Đại học Bristol, Anh, không tham gia nghiên cứu, cho biết Nam Cực là "lỗ hổng" trong kiến thức mà chúng ta đã có về vòng tuần hoàn methane của Trái Đất, và Nam Cực cũng là nơi khó nghiên cứu.
"Chúng tôi nghĩ khả năng là có lượng methane lớn dưới lớp băng", bà nói với Guardian. "Câu hỏi lớn là: Vi sinh vật phát triển chậm là chậm bao lâu, so với tốc độ mà các lỗ methane sẽ hình thành, khi mà lớp băng đang mỏng đi".
Nếu nhìn vấn đề ở quy mô lớn và toàn diện hơn, đây chỉ là một vụ rò rỉ nhỏ và có lẽ nó sẽ không làm lệch dự đoán quy mô khí hậu một cách đáng kể. Nhưng các vùng nước xung quanh lục địa phía nam có thể chứa tới 25% lượng khí methane đại dương trên trái đất và nhiều vụ rò rỉ tương tự có thể vẫn đang xảy ra ngay ở thời điểm hiện tại mà không ai biết.
Việc hiểu cách các kho khí nhà kính dưới biển Nam Cực tương tác với đại dương và bầu khí quyển ở trên có thể có ý nghĩa rất lớn đối với tính chính xác của các mô hình khí hậu.
Mặc dù vậy, tin xấu là các nhà nghiên cứu sẽ còn lâu nữa mới quay lại Nam Cực. Dịch Covid-19 khiến các chuyến nghiên cứu bị gián đoạn.
1001 thắc mắc: Núi tử thần nằm ở đâu, vì sao vùng đồi núi lắm khoáng sản? Hàng trăm người có thể bỏ mạng mỗi năm khi chinh phục đỉnh núi được cho là cao nhất thế giới. Himalaya là dãy núi cao nhất Trái Đất và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya,...