Báo động mất cân bằng giới tính
Ngày 27.12, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ngãi cho biết tình hình mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh tại Quảng Ngãi đang ở mức báo động.
Nếu như năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh tại Quảng Ngãi là 115 bé trai/ 100 bé gái thì đến năm 2012 đã tăng lên là 117 bé trai/ 100 bé gái. Với tỷ số này, dự báo trong vòng 15 năm tới, Quảng Ngãi sẽ có khoảng hơn 500.000 đàn ông không lấy được vợ.
Tình trạng “khát” con trai để đi biển của nhiều gia đình ngư dân dẫn đến mất cân bằng giới tính
ở Quảng Ngãi
Video đang HOT
Theo ông Đặng Văn Ngữ, Chi cục phó Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ngãi, để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, với mục tiêu đến năm 2015 đạt tỷ số giới tính khi sinh tại Quảng Ngãi là 113 bé trai/ 100 bé gái, ngành dân số Quảng Ngãi đã đưa ra 3 giải pháp chính. Đó là tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, thực hiện các chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên những gia đình sinh con một bề là nữ, đẩy mạnh việc thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Theo TNO
"Báo động đỏ" mất cân bằng giới tính ở Long An
Tại một số địa phương ở tỉnh Long An, sự mất cân bằng giới tính khi sinh lên tới mức "báo động đỏ", thậm chí có nơi tỉ số giới tính khi sinh lên tới 200 nam/100 nữ.
Điều gì sẽ xảy khi thế hệ những đứa trẻ sinh ra ngày hôm nay đến tuổi trưởng thành, lập gia đình?
Theo báo cáo thống kê năm 2012 của ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Đức Huệ (Long An), ở nhiều xã trong huyện sự mất cân bằng giới tính khi sinh lên rất cao, như: Xã Bình Thành 140 nam/100 nữ; xã Bình Hòa Bắc 155 nam/100 nữ; đặc biệt là xã Mỹ Quý Đông lên tới 200 nam/100 nữ...
Tính riêng cả huyện Đức Huệ, tỉ lệ này là 118 nam/100 nữ. So với mức sinh cơ học tự nhiên (hay còn gọi là mức cân bằng, khoảng 103 nam/100 nữ) thì sự mất cân đối nói trên là rất nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra dân số đầu năm 2009, tỉ lệ giới tính khi sinh trên toàn tỉnh Long An là 103 nam/100 nữ; thế nhưng hiện nay, tỉ lệ đó đã là 108 - 109 nam/100 nữ.
Một thế hệ sau, cứ 1.000 chàng trai Long An sẽ có khoảng 80 người không thể tìm được vợ ở quê nhà. Ở huyện Đức Huệ, con số đó khoảng 180 người, còn ở xã Mỹ Quý Đông thì phân nửa số chàng trai sẽ không thể tìm được vợ...
Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Long An, có 3 nhóm nguyên nhân làm cho tỉ lệ giới tính khi sinh ngày càng mất cần bằng. Thứ nhất, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo truyền thống, do phong tục tập quán phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên.
Thứ hai, do áp lực mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con, họ dùng mọi cách để đảm bảo có được đứa con trai. Thứ ba, do hơn 70% dân số sống ở nông thôn, hầu hết không chế độ lương hưu khi về già nên phải dựa vào con cái, mà theo quan niệm hiện tại phải là con trai. Trong khi đó, với kỹ thuật, dịch vụ y tế ngày càng hiện đại, tình trạng lạm dụng kỹ thuật để chẩn đoán giới tính và nạo phá thai đã... tiếp sức cho việc chọn sinh con trai.
Khi đến khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa Long An, không khó để thấy cảnh: Một người cha hớn hở khi nghe vợ sinh con trai, còn người cha khác mặt mày ỉu xìu khi được báo vợ sinh con gái. Chừng vài ba chục năm sau, tình cảnh rất có thể sẽ ngược lại: Gia đình cô gái không khó khăn gì trong chuyện cưới gả con, còn người cha có con trai sẽ phải vất vả, khổ sở đi tìm vợ cho con ở một nơi xa xôi nào đó- giống như Đài Loan, Hàn Quốc bây giờ.
Theo Dantri
Khuyến khích sinh con gái Đó có thể là một trong những giải pháp tình thế sẽ được áp dụng nhằm hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng trầm trọng hiện nay. TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ, Bộ Y tế) cho biết, ước tính đến hết năm nay,...