Bạo động lại bùng lên tại Ai Cập, hơn 50 người chết
Bạo động lại bùng lên tại Ai Cập. Trong hai ngày qua, ít nhất 50 người thiệt mạng và trên 200 người bị thương trong các cuộc biểu tình bạo động.
Người biểu tình chống chính phủ Ai Cập bỏ chạy khi cảnh sát bắn hơi cay hôm 6.10.
5 quân nhân tử vong trong một vụ phục kích vào sáng qua (7.10) tại Ismaila, dọc trên kênh đào Suez. Trụ sở cơ quan an ninh nhà nước ở phía đông bắc Cairo bị tấn công, hai nhân viên thiệt mạng.
Trước đó, hôm 6.10, các lực lượng an ninh Ai Cập cũng đụng độ với những người biểu tình chống chính phủ, khi nước này kỷ niệm lần thứ 40 cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1973, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và trên 200 người bị thương.
Quân đội và nhóm Huynh đệ Hồi giáo đều đổ trách nhiệm cho nhau, nhưng theo nhận định của các phóng viên độc lập, bạo động chủ yếu bùng lên giữa phe chống đối và ủng hộ Huynh đệ Hồi giáo.
Các quan chức Ai Cập cho biết hầu hết các vụ bạo động diễn ra ở Cairo. Trận chiến nổ ra trên đường phố giữa những người Hồi giáo ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi và người tuần hành ủng hộ quân đội
Video đang HOT
Cả 2 bên ném đá, bom xăng và xả súng vào nhau. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay để đẩy lui những người ủng hộ ông Morsi.
Chính phủ do quân đội hậu thuẫn với hy vọng nêu bật sự ủng hộ của quần chúng vào ngày lễ quốc gia này, đã kêu gọi tập hợp trong khung cảnh rợp trời cờ hoa, áp phích về người thực sự lãnh đạo – Tướng Abdel Fatah el Sissi.
Tuy nhiên, các đối thủ của vị tướng này cũng xuất hiện đông đảo. Nhóm Huynh đệ Hồi giáo tổ chức các cuộc tuần hành tại nhiều nơi trong cả nước dưới biểu ngữ “Hãy bác bỏ cuộc đảo chính”.
Mặc dù các lực lượng an ninh cố gắng giữ các nhóm ủng hộ và các nhóm chống đối Tướng Sissi không đến gần nhau ở một số nơi, song các vụ đụng độ vẫn xảy ra trong các thành phố ở thung lũng thượng và hạ sông Nile, và về phía đông dọc theo kênh đào Suez.
Các cuộc biểu tình phản đối hôm 6.10 dường như là đông đảo nhất kể từ sau vụ trấn áp những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi, hồi trung tuần tháng 8. Trong những tháng sau đó, phong trào chống đối đã thay đổi trọng tâm từ nỗ lực khôi phục chức vụ cho tổng thống Hồi giáo chuyển sang chống quân đội.
Ai Cập đang đứng trước một ngã rẽ đầy nguy hiểm khi mà thường dân ngày càng được trang bị súng ống và tinh thần bài nhóm Huynh đệ Hồi giáo có khuynh hướng bảo thủ ngày càng trở nên rõ rệt hơn, theo Đài RFI.
Theo VOA, RFI
28.000 người mất tích ở Syria?
Cuộc chiến giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy vẫn tiếp diễn ở thành phố Aleppo - Ảnh: Reuters
Các nhóm nhân quyền tại Syria cho biết hôm 17.10 rằng, ít nhất 28.000 người đã biến mất sau khi bị các binh sĩ, lực lượng bán quân sự bắt cóc.
Theo BBC, các nhóm nhân quyền cho hay họ có tên của 18.000 người mất tích kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra cách đây 18 tháng và biết thêm 10.000 trường hợp khác.
Nhóm hoạt động trực tuyến Avaaz dự định cung cấp hồ sơ dữ liệu cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để điều tra.
Avaaz đã thu thập lời khai của những người Syria cho biết chồng, con trai và con gái của họ đã bị các lực lượng thân chính phủ bắt cóc.
Alice Jay, giám đốc chiến dịch của Avaaz, cho biết: "Nhiều người Syria đã bị các lực lượng an ninh và lực lượng bán quân sự lôi ra khỏi đường phố và "biến mất" trong các xà lim tra tấn. Cho dù đó là phụ nữ đi mua hàng tạp hóa hoặc nông dân đi mua nhiên liệu, không ai là an toàn".
Đây là một chiến lược có chủ ý để "khủng bố tinh thần gia đình và cộng đồng" của chính phủ, cũng theo bà Jay.
Fadel Abdulghani của Mạng lưới Nhân quyền Syria ước tính rằng 28.000 người đã biến mất kể từ khi cuộc bạo động chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad nổ ra hồi năm ngoái.
Muhannad al-Hasani của tổ chức nhân quyền Syria Sawasya đưa ra con số còn cao hơn.
"Theo thông tin chúng tôi có được từ các làng ở khắp Syria, chúng tôi nghĩ có thể có tới 80.000 người buộc phải biến mất. Mọi người bị bắt cóc vào ban đêm, trên đường phố và khi không có ai nhìn thấy", ông al-Hasani nói.
Chính phủ Syria chưa đưa ra bình luận gì về các tuyên bố kể trên, theo BBC.
Theo TNO
Mỹ không thể cấm bộ phim báng bổ đạo Hồi Khi các cuộc biểu tình bạo động chống Mỹ lan rộng ở các nước Hồi giáo, Mỹ lại không thể truy tố những kẻ có lời lẽ xúc phạm tôn giáo, như tác giả bộ phim báng bổ đạo Hồi, do Hiến pháp Mỹ bảo vệ rất chặt chẽ những quyền tự do của họ. Người biểu tình phản đối bộ phim bên...