Báo động hạn hán, sụt lún, Cà Mau mời bộ ngành “hiến kế” ứng phó
Trước thực trạng diễn ra phức tạp của hạn hán, xâm nhập mặn và sụt lở trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau, ngày 24/2, tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Hội nghị đã nhận được sự quan tâm của các Bộ, cục, vụ, viện của Trung ương và nhiều chuyên gia về quy hoạch thủy lợi, địa chất, tài nguyên môi trường và trồng trọt.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, vùng Bắc Cà Mau có diện tích tự nhiên hơn 154.000ha, trong đó có hơn 100.000ha đất nông nghiệp và gần 45.000ha đất lâm nghiệp. Năm 2002, UBND tỉnh quyết định phê duyệt Quy hoạch của vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá (hiện nay theo quy hoạch vùng ngọt hóa là 154.000ha, tuy nhiên sản xuất trong vùng này đan xen nhiều loại hình. Qua rà soát thì diện tích thực tế phục vụ sản xuất hệ sinh thái ngọt là 100.591ha).
Sạt lún ở tuyến đường BT Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc
Theo đó, vùng được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó Tiểu vùng III và phần lớn tiểu vùng II, Bắc Cà Mau còn giữ được ngọt hoá.
Vùng có 120km đê, 69 cống xây dựng cơ bản, 4 trạm bơm và hơn 2.200km kênh các cấp.
Video đang HOT
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm và ở mức gay gắt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Hiện mực nước trên các hệ thống kênh mương trong các tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau thuộc các huyện U Minh và Trần Văn Thời tiếp tục duy trì ở mức rất thấp và đang tiếp tục giảm. Mực nước hiện nay trên các hệ thống kênh mương đã xuống rất thấp, trữ lượng sụt giảm từ (50 – 70)% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.
Tính từ đầu năm đến ngày 19/2, trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 18.000ha các trà lúa bị thiệt hại (trong đó theo tỷ lệ thiệt hại: từ 30-70% hơn 5.500ha, thiệt hại trên 70% là hơn 12.500ha; theo trà lúa: Lúa- tôm hơn 15.900ha, trà lúa đông xuân hơn 2.100ha, lúa mùa hơn 100ha; rau màu bị thiệt hại là 3,6ha).
Lúa ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời bị thiếu nước trầm trọng
Diện tích rừng bị khô hạn đến nay hơn 42.800ha (trong đó cấp II là 8.160,4ha; cấp III là 11.450,6ha; cấp IV là 11.156,3ha; cấp V là 12.101,5ha). Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 20.500 hộ gia đình bị thiếu nước nước sinh hoạt.
Mùa hạn năm nay đang diễn biến hết sức phức tạp. Đã có hơn 1.000 điểm bị sụt lún và gần 200m đê biển tây bị hư hỏng nặng.
Các tuyến đường do cấp tỉnh đã sụt lún 5 điểm trên tuyến Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc, nhiều vết rạn nứt trên tuyến Co Xáng – Cơi Năm – Đá Bạc; đối với lộ giao thông nông thôn đã có 907 vị trí sụt lún với tổng chiều dài hơn 21.600m.
Các tuyến sông ở huyện Trần Văn Thời cạn trơ đáy.
Ông Lê Văn Sử – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết rất vui mừng và ghi nhận sự có mặt đông đủ của các đại biểu bộ, ngành, các chuyên gia và phóng viên.
Theo ông Sử, tỉnh Cà Mau đã có các thông tin chung về tình hình thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Bên cạnh đó đã có những nhận định sơ bộ ban đầu về nguyên nhân. Tỉnh rất mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp, những giải pháp ứng phó từ các đại biểu sau chuyến khảo sát.
Ngay sau khi nghe báo cáo tình hình của tỉnh, các chuyên gia, bộ ngành đã đi khảo sát trực tiếp vùng bị thiệt hại. Dự kiến, 14h ngày 24/2 tỉnh sẽ cùng lãnh đạo bộ, ngành và các chuyên gia bàn giải pháp khắc phục.
Theo Danviet
Né hạn mặn, Cục Trồng trọt khuyến cáo chuyển đổi thêm 50.000ha
Trước nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử ở ĐBSCL, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo các địa phương trong vùng tiếp tục chuyển đổi thêm 50.000ha lúa sang các cây trồng khác để không bị thiệt hại.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn đã tác động đến 10/13 tỉnh với tổng cộng 71/137 đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố (đơn vị) trực thuộc ở khu vực ĐBSCL. Tổng diện tích tự nhiên thuộc vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng 1.869.000ha (không bao gồm các khu vực đã có công trình thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn), cao hơn vùng ảnh hưởng của năm xâm nhập mặn lịch sử 2016 khoảng gần 50.000ha.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 tại ĐBSCL được đánh giá là xuất hiện sớm. So với năm 2015-2016, mặn năm 2019-2020 xuất hiện sớm gần một tháng, còn so với trung bình nhiều năm sớm hơn từ 2,5 - 3,5 tháng. Đặc biệt, từ giữa tháng 12/2019, mặn có khả năng ảnh hưởng đến 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3/2020, ranh mặn 4g/l xâm nhập 55-110km, cao hơn 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử. Với tình trạng xâm nhập mặn như vậy gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển đến 50-60km.
Người dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, bơm nước từ kênh Trần Văn Dỗng lên các cánh đồng. Lê Quân
Đến ngày 13/12, theo báo cáo từ Cục Trồng trọt, các tỉnh Nam Bộ đã xuống trên giống 1,2 triệu ha lúa đông xuân, đạt trên 80% kế hoạch (dự kiến 1.550.000ha). Thời điểm này, mặn xâm nhập sớm hơn so với dự báo khoảng 1,5 tháng tại ĐBSCL cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ngọt phục vụ sản xuất lúa đông xuân 2020.
ĐBSCL còn trên 300.000ha lúa đông xuân chưa xuống giống tập trung tại các tỉnh ven biển như Trà Vinh (42.000ha), Long An (35.000ha), Bạc Liêu (29.568ha), Sóc Trăng (55.000ha), Tiền Giang (21.000ha)... Riêng An Giang còn trên 94.000ha chưa xuống giống.
Với tình hình hạn, mặn đến sớm như thời điểm này, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết sẽ đề xuất Bộ NNPTNT khuyến cáo chuyển đổi thêm 50.000 ha lúa đông xuân sang các loại cây trồng khác tiết kiệm nước và thích ứng với hạn mặn. Đồng thời khuyến cáo các địa phương nên lùi lại lịch thời vụ. Các địa phương cân đối nước đến từng hộ gia đình để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân, sau đó là nước để sản xuất cây lâu năm, lúa và cây ăn quả.
Theo Danviet
Hàng ngàn héc-ta cây trồng tại Trung Bộ, Tây Nguyên bị thiếu nước Lượng mưa thấp cùng mực nước hồ chứa thủy lợi giảm sâu khiến nhiều diện tích canh tác tại các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tuần từ 15 - 22/2/2020, lượng mưa phổ biến tại...