Báo động đỏ ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh Thủ đô
Với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhiều phụ huynh ở Hà Nội không ngần ngại sắm cho con em mình chiếc xe đạp điện, hoặc xe máy điện, để các em có thể thuận tiện đến trường. Nhưng vì không được trang bị ý thức tuân thủ luật lệ tương xứng, nên tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông đang diễn ra tràn lan ở nhiều khu vực trên địa bàn Thủ đô.
Bước chân ra đường, đặc biệt là vào giờ tan tầm, rất dễ dàng để bắt gặp những cô cậu khoác áo đồng phục THCS, THPT với những hành vi tham gia giao thông không mấy đẹp mắt.
Đối với nhiều học sinh, dường như việc không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện là rất đỗi bình thường. Còn việc đội mũ cài quai nghiêm chỉnh là trường hợp “cá biệt”.
2 nữ sinh xinh xắn vô tư đèo nhau về sau giờ học, tiếng cười đùa trong trẻo của các em ắt sẽ rất đẹp nếu như cả 2 đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định. Ảnh chụp trước cổng trường THPT Tây Hồ, Hà Nội.
Nữ sinh này có đem theo mũ bảo hiểm, nhưng chỉ để treo ngay ngắn dưới chân, có lẽ là để đối phó khi gặp lực lượng chức năng.
Video đang HOT
3 học sinh vô tư dàn hàng ngang trên đường Phạm Văn Đồng, đầu không đội mũ bảo hiểm
Dàn hàng 3, vừa lái xe vừa trêu đùa vui vẻ và không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí nam sinh đi xe đạp còn bám vào vai bạn để “ké nhờ” tốc độ của xe điện.
Nam sinh “galant” dùng xe máy điện chở 2 bạn gái đến trường. Không em nào đội mũ bảo hiểm. Ảnh chụp trước cổng trường THPT Tây Hồ, Hà Nội
2 nữ sinh mặc áo đồng phục THPT ngồi trên xe mô tô, di chuyển với tốc độ khá nhanh giữa giờ tan tầm, không biết các em đã đủ tuổi và có giấy phép lái xe hay chưa!
Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa tham gia giao thông đã được đẩy mạnh hơn nữa tại các trường học trong nhiều năm qua. Thế nhưng, có vẻ như từ tuyên truyền, giáo dục, để tác động vào nhận thức và đi đến chuyển biến thành hành động vẫn còn là cả một quá trình dài!
Theo_An ninh thủ đô
Cảnh báo từ những vụ TNGT nghiêm trọng: Ý thức ẩu, hậu quả khôn lường
Chủ động hoặc vô tình giao ô tô cho người không có giấy phép lái xe điều khiển, đó là nguyên nhân chính dẫn đến 2 vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội trong 1 tuần trở lại đây. CQĐT đang khẩn trương làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, xác định cụ thể từng lỗi vi phạm để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Hiện trường vụ tai nạn trên đường Hồng Hà
Không bằng lái vẫn nhận xe
Để tìm hiểu nhận thức và nguyên tắc ở một số địa điểm rửa xe, quán cà phê và nơi trông giữ ô tô, nhóm phóng viên ANTĐ đã trực tiếp mang ô tô đến điểm rửa xe tại khu vực đê Nguyễn Khoái, điểm trông giữ tại đường Trần Quang Khải và quán cà phê đầu phố Nguyễn Du.
Tại điểm rửa xe ngay gần cửa khẩu Vân Đồn, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi vừa xuống xe, một nam nhân viên trẻ tuổi đã mau mắn: "Anh cứ đi uống cà phê, để chìa khóa bọn em đánh ra vào cho tiện, bây giờ đông khách lắm. Nhớ kiểm tra đồ đạc". "Cậu cũng biết lái xe à?". "Lái là nghề bọn em mà, ngày nào em chẳng lái vài chục lượt. Em lái còn "ngon" hơn nhiều anh có bằng đấy, quen đường rồi". Rất vô tư, cậu nhân viên này cũng không giấu việc chưa có bằng lái nhưng hàng ngày vẫn làm nhiệm vụ đánh xe của khách ra vào bãi rửa.
Rời điểm rửa xe này, chúng tôi vòng lên quán cà phê khá sang trọng đầu phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng). Không thể đỗ xe trước cửa, theo chỉ dẫn của nhân viên, chúng tôi sẽ phải đỗ "tranh thủ" ở phố Quang Trung gần đó. "Em lái hộ anh nhé, anh vào gặp bạn chốc lát rồi phải đi". Tỏ thái độ ngần ngừ, cậu nhân viên "mặc cả": "Em lái được, nhưng có thế nào anh chịu đấy nhé". "Thế có bằng chưa?". "Em chưa, nhưng thỉnh thoảng cũng có khách nhờ như anh".
Trước thái độ khá cẩn thận của cậu nhân viên này, chúng tôi dành quyền đi cất xe. Đến điểm rửa xe ở phố Liên Trì (quận Hoàn Kiếm), chúng tôi cùng Trung úy Trần Vũ Hiếu - Tổ trưởng CSTT CAP Trần Hưng Đạo bắt gặp một nam nhân viên đang điều khiển chiếc xe loại 7 chỗ lên vị trí rửa. Chờ chiếc xe yên vị, Trung úy Hiếu tiến đến hỏi: "Cậu có giấy phép lái xe không, đề nghị cho kiểm tra". Tỏ ra khá tự tin, nam nhân viên lấy trong ví tấm giấy phép lái xe ô tô được cấp lại từ đầu năm 2016. "Anh yên tâm, ở đây bọn em chỉ ai có bằng lái mới được lái xe của khách".
Lý giải về việc vì sao có nhiều người khi đến rửa xe hay vào quán cà phê thường giao phương tiện cho nhân viên, Trung úy Hiếu cho rằng: "Khách hàng luôn có tâm lý của "thượng đế", nghĩa là đã mất tiền cà phê hay rửa xe thì việc còn lại là của nhân viên". Nhưng cũng có chủ cơ sở chủ quan cho rằng, lái ô tô là việc "trăm hay không bằng tay quen". Giao cho nhân viên lái vài lần, quen cách ra vào gara, cứ thế sẽ dần thành... nếp.
CAP Trần Hưng Đạo tuyên truyền việc chấp hành quy định đảm bảo ATGT tại điểm rửa xe trên phố Liên Trì
Những phản ứng tích cực
Theo ghi nhận của chúng tôi, đã và đang có những phản ứng khá tích cực ở 2 địa bàn Long Biên và Hoàn Kiếm, ngay sau khi 2 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Tại quận Hoàn Kiếm, từ tối 4-3, chỉ huy CAQ đã chỉ đạo công an 18 phường trên địa bàn rà soát, yêu cầu các pháp nhân trông giữ ô tô ký cam kết, quán triệt nhân viên nếu không có giấy phép lái xe tuyệt đối không tự ý điều khiển phương tiện của khách.
Theo đó, công an cơ sở sẽ mời các chủ doanh nghiệp quản lý các điểm trông giữ đến ký cam kết, đối với những nhân viên có giấy phép lái xe, chỉ được lái xe đúng chủng loại cho phép, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ và đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện.
Trong 1 ngày triển khai chỉ đạo của CAQ Hoàn Kiếm, đã có 88 cơ sở ký cam kết. Bên cạnh đó, chỉ huy CAQ cho biết, đang quyết liệt yêu cầu CQĐT xác minh rõ mọi tình tiết, vấn đề trong vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường Hồng Hà, chiều 3-3, khiến 1 phụ nữ và 1 cháu bé sinh năm 2014 thiệt mạng.
Thời điểm hiện tại, CQĐT đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Tuấn (SN 1973, trú tại phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm) là người gây ra vụ tai nạn trên. CQĐT cũng đang xác minh việc có hay không Tuấn trông xe ô tô ở khu vực đường Hồng Hà và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong vụ việc này.
Tại quận Long Biên, ngay sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người thiệt mạng trên phố Ái Mộ, phường Bồ Đề sáng 29-2, Ban chỉ đạo 197 quận đã họp với chủ tịch, trưởng công an các phường và các phòng chức năng. Cùng với công tác tuyên truyền trên hệ thống loa, lực lượng công an cơ sở ở 14 phường sẽ cùng các phòng chức năng đến kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu các điểm trông xe, rửa xe, nhà hàng... tuyệt đối không để nhân viên không có bằng lái xe được điều khiển xe của khách; nhắc khách gửi xe qua đêm không để lại chìa khóa xe.
"Ban chỉ đạo 197 quận sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất để đánh giá việc thực hiện chỉ đạo của phường cũng như các cơ sở trông giữ xe. Trường hợp phát hiện vi phạm, chủ tịch và trưởng công an phường sẽ bị xem xét trách nhiệm", Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh - Phó Trưởng CAQ Long Biên thông tin...
(Còn nữa)
Theo An ninh thủ đô
Ngôi nhà "huyền thoại" của Nobita, Doremon là có thật Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu lãnh đạo Quận 1 phải nâng cao chất lượng sống của dân và tích cực giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội... Chiều 4/3, Bí thư Thành ủy TPHCM, Đinh La Thăng đã họp với lãnh đạo Quận 1. Qua báo cáo từ thực tế, ông Đinh La Thăng đánh giá, chất lượng...