“Báo động đỏ” mất cân bằng giới tính ở Long An
Tại một số địa phương ở tỉnh Long An, sự mất cân bằng giới tính khi sinh lên tới mức “báo động đỏ”, thậm chí có nơi tỉ số giới tính khi sinh lên tới 200 nam/100 nữ.
Điều gì sẽ xảy khi thế hệ những đứa trẻ sinh ra ngày hôm nay đến tuổi trưởng thành, lập gia đình?
Theo báo cáo thống kê năm 2012 của ngành dân số – kế hoạch hóa gia đình huyện Đức Huệ (Long An), ở nhiều xã trong huyện sự mất cân bằng giới tính khi sinh lên rất cao, như: Xã Bình Thành 140 nam/100 nữ; xã Bình Hòa Bắc 155 nam/100 nữ; đặc biệt là xã Mỹ Quý Đông lên tới 200 nam/100 nữ…
Tính riêng cả huyện Đức Huệ, tỉ lệ này là 118 nam/100 nữ. So với mức sinh cơ học tự nhiên (hay còn gọi là mức cân bằng, khoảng 103 nam/100 nữ) thì sự mất cân đối nói trên là rất nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra dân số đầu năm 2009, tỉ lệ giới tính khi sinh trên toàn tỉnh Long An là 103 nam/100 nữ; thế nhưng hiện nay, tỉ lệ đó đã là 108 – 109 nam/100 nữ.
Một thế hệ sau, cứ 1.000 chàng trai Long An sẽ có khoảng 80 người không thể tìm được vợ ở quê nhà. Ở huyện Đức Huệ, con số đó khoảng 180 người, còn ở xã Mỹ Quý Đông thì phân nửa số chàng trai sẽ không thể tìm được vợ…
Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Long An, có 3 nhóm nguyên nhân làm cho tỉ lệ giới tính khi sinh ngày càng mất cần bằng. Thứ nhất, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo truyền thống, do phong tục tập quán phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên.
Video đang HOT
Thứ hai, do áp lực mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 – 2 con, họ dùng mọi cách để đảm bảo có được đứa con trai. Thứ ba, do hơn 70% dân số sống ở nông thôn, hầu hết không chế độ lương hưu khi về già nên phải dựa vào con cái, mà theo quan niệm hiện tại phải là con trai. Trong khi đó, với kỹ thuật, dịch vụ y tế ngày càng hiện đại, tình trạng lạm dụng kỹ thuật để chẩn đoán giới tính và nạo phá thai đã… tiếp sức cho việc chọn sinh con trai.
Khi đến khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa Long An, không khó để thấy cảnh: Một người cha hớn hở khi nghe vợ sinh con trai, còn người cha khác mặt mày ỉu xìu khi được báo vợ sinh con gái. Chừng vài ba chục năm sau, tình cảnh rất có thể sẽ ngược lại: Gia đình cô gái không khó khăn gì trong chuyện cưới gả con, còn người cha có con trai sẽ phải vất vả, khổ sở đi tìm vợ cho con ở một nơi xa xôi nào đó- giống như Đài Loan, Hàn Quốc bây giờ.
Theo Dantri
Mái nhà cho những cô gái "ăn cơm trước kẻng"
Nơi này cưu mang những cô gái có ý định bỏ đi "giọt máu" của mình.
Một thực tế đáng buồn ở TP.HCM cũng như cả nước, tình hình nạo phá thai diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình, mỗi năm toàn quốc có 1,2 - 1, 6 triệu ca nạo phá thai, trong đó hơn 20% ở lứa tuổi vị thành niên và đang có xu hướng tăng mạnh.
Cũng chính vì có nhiều người phá thai nên hàng ngàn ngôi mộ ảo trên diễn đàn online vẫn ngày ngày có hàng ngàn người lick chuột thắp hương, tặng quà, tâm sự... Đó là sự cắn rứt lương tâm của những người sắp làm cha, làm mẹ đã tước bỏ mạng sống của con mình.
Mái nhà cưu mang những cô gái bất hạn
"Con muốn sống"
Từ thực trạng đáng buồn đó, linh mục Phan Khắc Từ cùng một số người có tấm lòng hảo tâm đã quyết định thuê một căn nhà ở quận Phú Nhuận, TP.HCM cho những cô gái nương nhờ trong những ngày bụng mang dạ chửa. Đồng thời nơi đây còn tạo việc làm để họ có thể kiếm tiền nuôi con. Với cách làm này, ông Phan Khắc Từ mong muốn hạn chế một phần rất nhỏ hiện tượng nạo phá thai đang diễn ra tràn lan.
Ông Từ chia sẻ: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạo phá thai như có thai ngoài ý muốn, người phụ nữ bị bỏ rơi, bị hắt hủi, đang đi học thì có em bé nên sợ bị đàm tiếu và phá hỏng tương lai... Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Nhiều người bị vô sinh sau khi phá thai, và mang nỗi ân hận suốt cả cuộc đời. Vì thế chúng tôi quyết định thực hiện ý tưởng xây dựng ngôi nhà cho các cô gái lầm đường lỡ bước.
Một tình nguyện viên tiếp chuyện "Một sinh linh nhỏ bé, vừa hình thành trong bụng mẹ, chưa thể nói được nhưng chúng có linh hồn. "Con muốn sống" sẽ là điều đầu tiên đứa bé muốn thốt lên khi biết mẹ trả tiền cho cho bác sĩ, y tá tước đoạt mạng sống của mình. Chúng tôi không thể ngăn nạn phá thai nhưng chúng tôi có thể góp sức mình để giúp đỡ một số bà mẹ đơn thân trong thời gian bầu bì nhằm giảm bớt việc làm tội lỗi đó".
Mái nhà giúp đỡ những người con gái lầm lỡ nằm trong khuôn viên của trung tâm từ thiện Thiên Phước ở Lô 6, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi TP.HCM. Linh mục Phan Khắc Từ cùng những nhà hảo tâm cũng đã thành lập Trung tâm từ thiện Thiên Phước ở Củ Chi. Nơi đây hiện đang nuôi dưỡng 60 em nhỏ tật nguyền với các căn bệnh như bại não, thần kinh bất ổn. Cơ sở Thiên Phước 2 nuôi dưỡng 59 cháu được đặt tại phường An Phú Đông, Q.12.
Linh mục Phan Khắc Từ
Cuộc đời tái sinh
Sau khi thuê nhà xong, để có thể thực hiện được ý tưởng ban đầu, các tình nguyện viên tìm đến tận bệnh viện như: Bệnh viện Từ Dũ (Q.1), Bệnh viện Hùng Vương (Q.5)..., để khuyên nhủ những người đang mang bầu không nên phá thai. Chỉ khuyên bằng lời nói thôi thì không đủ, mái nhà tình thương còn hỗ trợ về vật chất cho họ.
Cũng có trường hợp, những người phụ nữ bất hạnh tự tìm đến nhờ sự cưu mang của mái ấm trong những ngày chờ sinh con. Ở ngôi nhà tình thương, họ không chỉ có cơm ăn, áo mặc mà còn được sẻ chia với những người có chung hoàn cảnh. Và ở đây, họ được học nghề để sau này có thể tự lo cho bản thân và con cái. Nghề thêu tranh lụa được lựa chọn vì đó là nghề phù hợp với sức khoẻ của các bà bầu.
Ông Phan Khắc Từ cho biết: Thời gian đầu, vì kinh phí eo hẹp lại chưa có nhiều tình nguyện viên giúp sức nên ông đứng ra thuê một căn nhà làm nơi nương tựa tạm thời cho các cô gái lầm lỡ. Mãi đến ba năm sau ngôi nhà mới có kinh phí để thi công.
Kinh phí chưa đủ, không gian xây dựng còn nhỏ hẹp nhưng linh mục Phan Khắc Từ cùng với những người tình nguyện viên của mình đang gấp rút hoàn thành để đưa vào hoạt động. Ông cho biết thêm: "Ngôi nhà thứ nhất có 7 phòng cơ bản đã xây dựng xong. Hiện chúng tôi đang xây dựng các công trình phụ như: sân, bếp... Trong vòng một tháng tới, ngôi nhà đầu tiên sẽ đưa vào phục vụ những người mẹ đơn thân đang bụng mang dạ chửa. Chúng tôi dự định sẽ xây thêm một căn giống như vậy nữa để đảm bảo chỗ sinh hoạt cho các bà mẹ đang mang thai. Chi phí dự tính khi hoàn thành hai căn nhà khoảng 100.000 USD".
Mô hình nhà tình thương dành cho những cô gái lầm lỡ là một mô hình mới nhưng mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Cộng đồng cũng cần quan tâm hơn, nhằm chia sẻ và thấu hiểu cho những con người lầm đường lỡ bước để họ có cơ hội làm lại cuộc đời.
Những tín hiệu vui "Sau một thời gian hoạt động, (thuê nhà trọ ở Q. Phú Nhuận, TP.HCM cho các cô gái ở) trung tâm đã mang lại những hiệu quả tích cực cho những cô gái nơi đây. Có nhiều người sau khi sinh nở "mẹ tròn con vuông", gia đình biết tin đã đến đón con về. Có những người được gia đình bên nội thừa nhận cháu, bố đến nhận con về nuôi. Đó là những thành quả đầu tiên của chúng tôi. Điều đó, giúp chúng tôi có thêm niềm tin để tiếp tục làm những công việc sắp tới. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp được nhiều người trong hoàn cảnh bế tắc nhằm giữ lại đứa con của chính họ và tránh những hậu quả đáng tiếc khác", một tình nguyện viên chia sẻ.
Theo NDT
Kinh hoàng... đi chợ phá thai Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60%-70% là học sinh, sinh viên. Với con số kỷ lục này, Việt Nam đã trở thành nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao...