‘Báo động đỏ’ hơn 20 tuổi đã tăng huyết áp
Tăng huyết áp ở người trẻ thực sự đáng báo động. Có những người dưới 40 tuổi và chưa bao giờ đo huyết áp hoặc thi thoảng đi khám tổng hợp định kỳ đo huyết áp thấy hơi cao nhưng chủ quan dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
95% bệnh nhân tăng huyết áp bị dày thành tim
Bác sĩ Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – hô hấp (Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức) cho biết trong buổi khám miễn phí có nhiều người trẻ đến khám đã bị tăng huyết áp độ 1. Trường hợp của anh Đ.V.T. 22 tuổi, Hà Nội đến khám được bác sĩ cho đo huyết áp thì huyết áp lên tới 140/90, đây là mức tăng huyết áp độ 1 ở người trẻ.
Bác sĩ cho bệnh nhân đi tiến hành các sàng lọc chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Ở những bệnh nhân trẻ, tăng huyết áp thường do các nguyên nhân như bệnh lý thận, suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận.
Không riêng gì trường hợp của bệnh nhân T., một nam thanh niên khác mới 22 tuổi đo huyết áp cũng có chỉ số huyết áp cao hơn so với tuổi nên bác sĩ đã chuyển bệnh nhân xuống để tiến hành sàng lọc kỹ hơn.
Bác sĩ Bình cho biết với những người trẻ như này thì bác sĩ cho tìm nguyên nhân để điều trị song song. Còn ở người già thì 95 % là tăng huyết áp vô căn.
BS Bình khám cho bệnh nhân
Bác sĩ Bình nhấn mạnh tăng huyết áp ở người trẻ thực sự đáng báo động. Có những người đến khám dưới 40 tuổi và chưa bao giờ đo huyết áp hoặc thi thoảng đi khám tổng hợp định kỳ đo huyết áp thấy hơi cao nhưng chủ quan dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức đã cấp cứu ngay trong đêm cho một nam thanh niên (34 tuổi, ở Thái Nguyên) được chuyển từ tuyến dưới lên vì bị phình, tách động mạch chủ týp A trên nền bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
Còn người nhà bệnh nhân thì cho biết nam bệnh nhân hay hút thuốc lá, ngày 1 bao, uống bia rượu, nặng gần 100kg và cao 1,7 m. Đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Tăng huyết áp nguy hiểm là không có biểu hiện đặc trưng, bệnh nhân đến khám có biểu hiện: Hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Khi siêu âm tim phát hiện độ dày thành tim tăng, các bác sĩ xác định bệnh nhân chắc chắn bị tăng huyết áp.
Một trong những dấu hiệu sớm của tăng huyết áp chính là dày thành tim (hay dày thành thất). Bác sĩ Bình cho biết qua siêu âm tim kết quả số bệnh nhân tới khám có tới 90 % bị dày thành tim.
Biến chứng của tăng huyết áp rất nguy hiểm, khó lường, thậm chí gây tử vong. Trong các ca bệnh về tim mạch, đột quỵ hiện nay, khoảng 70% liên quan đến tăng huyết áp.
Video đang HOT
Giảm mặn để phòng bệnh
Chế độ ăn chung của bệnh nhân huyết áp là giảm mặn, giảm mỡ, và chất kích thích. Tuy nhiên, người Việt lại có thói quen trong bữa ăn chấm nhiều từ nước mắm, muối, súp và các loại gia vị. Chấm mặn, ăn hoa quả cũng chấm làm tăng lượng muối đưa vào cơ thể.
Cuộc sống hiện tại công việc bận rộn và thường tận dụng đồ ăn nhanh nhiều hơn. Các thực phẩm đồ ăn nhanh chứa nhiều muối nên vô tình làm gia tăng tình trạng tăng huyết áp.
Mặt khác, người bệnh cũng nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như: Thịt muối, cá muối, giò, chả, pa tê, dưa muối, cà muối, phủ tạng động vật, mỡ động vật…
Những người trẻ bị tăng huyết áp độ 1 cần theo dõi kỹ. Bác sĩ Bình cho biết người bệnh thường được khuyến cáo nên ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ, quả chín dạng miếng, múi và không ép, xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. Ngoài ra, nên ăn các loại thực phẩm nhiều axit béo omega 3, như: Cá hồi, cá thu…
Bị tăng huyết áp cần phải đo huyết áp thường xuyên để kiểm tra huyết áp của mình. Nếu bệnh nhân được chỉ định thuốc uống phải uống đầy đủ và tái khám thường xuyên để kiểm soát được các biến chứng của tăng huyết áp.
Cách tập luyện tốt cho người bệnh thận
Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, trước đây chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, nhất là do viêm cầu thận, nhưng nay suy thận do biến chứng từ tăng huyết áp hay các bệnh chuyển hóa như gout, béo phì, đái tháo đường không ngừng tăng cao.
Tiến triển của bệnh thận mạn tính dẫn đến suy thận mạn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.
Có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh thận nếu tuân thủ những nguyên tắc như: hoạt động thể lực phù hợp; kiểm soát đường huyết; kiểm soát huyết áp; chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát cân nặng; đảm bảo uống đủ nước; tránh các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá...); dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; khám định kỳ và kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ.
Sỏi thận là nguyên nhân gây suy thận.
Tập luyện phòng tránh và kiểm soát bệnh thận
Tập luyện có thể không trực tiếp tác động có lợi đối với hệ thống thận tiết niệu. Nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân-béo phì... Từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận.
Béo phì dẫn đến những thay đổi trực tiếp về áp lực lọc và áp lực máu tại thận. Với người mắc bệnh thận mạn tính có kèm theo tình trạng thừa cân-béo phì cũng làm tăng tiến triển bệnh. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy thận giai đoạn cuối. Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân béo phì, bước đầu tiên phải giảm trọng lượng, do đó việc luyện tập phù hợp để kiểm soát cân nặng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sỏi thận cũng là một bệnh lý tiết niệu thường gặp. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành, tiến triển của bệnh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt uống ít nước, nhịn tiểu..., đặc thù công việc tĩnh tại ít vận động có thể là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy, các hoạt động thể lực phù hợp thậm chí không phụ thuộc vào khối lượng, cường độ hay thời gian vận động cũng có vai trò quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Duy trì hoạt động thể lực phù hợp phòng chữa bệnh thận.
Chế độ hoạt động thể lực cho người mắc bệnh thận
Bệnh viêm cầu thận cấp:
Giai đoạn tiến triển đái ít, phù: Người bệnh cần nghỉ ngơi.
Giai đoạn hồi phục: Làm việc nhẹ, học tập bình thường, thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng.
Ổn định trong 6 tháng: Làm việc bình thường, thể dục nhẹ nhàng, công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đánh golf...
Ổn định trong 2 năm: Làm việc bình thường, có thể tập thể dục thể thao, hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic...
Viêm cầu thận mạn tính:
Nếu protein niệu
Suy thận độ I: có thể thực hiện các hoạt động thể lực như bóng chuyền, bóng rổ, đá bóng, chạy tốc độ, chạy cự ly dài, tập gym...)
Suy thận độ II, IIIa: hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic...
Suy thận độ IIIb: công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đánh golf...
Suy thận độ IV: thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng.
Nếu protein niệu> 1 g/24giờ:
* Không tăng huyết áp:
Suy thận độ I, II: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
Suy thận độ IIIa, IIIb: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa.
Suy thận độ IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
* Tăng huyết áp
Suy thận độ II, II, IIIa: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa.
Suy thận độ IIIb, IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
Hội chứng thận hư:
Đang tiến triển: Thực hiện công việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn.
TS.BS. Phạm Quang Thuận
Theo SK&ĐS
Những lý do không thể ngờ khiến bạn bị tăng huyết áp Có nhiều nguyên nhân không thể ngờ lại có thể làm huyết áp của bạn tăng cao như sống trong khu vực ồn ào, làm lương quá thấp, ăn thức ăn mặn kèm thực phẩm ngọt hay uống quá nhiều cà phê... Ảnh minh họa: Internet Huyết áp không phải luôn giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt...