Báo động đỏ cứu người đàn ông bị đâm thấu bụng
Bệnh nhân 34 tuổi (Lạng Sơn) bị rách dạ dày, ruột non, mất máu cấp, vô cùng nguy kịch.
Bệnh nhân được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Tràng Định đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khoảng 2 giờ sau khi bị đâm. Vết thương vùng mạn sườn trái dài 20 cm gây chảy nhiều máu. Tình trạng nguy kịch, bệnh nhân lơ mơ, da xanh tái do mất máu quá nhiều, xổ nội tạng khỏi ổ bụng.
Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bệnh viện lập tức triển khai quy trình báo động đỏ, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng mổ. Chỉ sau 10 phút vào viện, bệnh nhân đã được phẫu thuật. Bác sĩ mổ xác định bệnh nhân bị đứt cực dưới thận trái, rách dạ dày, ruột non.
Kíp phẫu thuật đã nhanh chóng khâu cầm máu các tổn thương. Bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu.
Hiện tại người bệnh đã ăn uống được, sức khỏe tiến triển tốt.
Lê Nga
Theo Vnexpress
Ăn món ăn này mà không uống nước, người phụ nữ phải đi cấp cứu lúc nửa đêm và bị tổn thương ruột trầm trọng
Nguyên nhân khiến cho cơn đau bụng của người phụ nữ này trở nên trầm trọng và không thể chịu nổi là vì niêm mạc ruột bị tổn thương do tác động của món ăn.
Ăn mì cay liền 1 tuần, người phụ nữ phải đi cấp cứu giữa đêm
Video đang HOT
Mới đây, một người chồng sống tại Iran đã chia sẻ trên Facebook về tình trạng của vợ mình bị đau bụng dữ dội và phải đi cấp cứu trong đêm vì ăn món mì cay trong suốt 1 tuần. Sự cố này đã xảy ra từ 3 năm trước đó nhưng giờ đây anh mới đăng lại để chia sẻ với mọi người.
Dưới đây là chia sẻ của người chồng:
Chia sẻ trên Facebook của người chồng.
"Vợ tôi sẽ ăn hết cả bát mì mà không uống một ngụm nước nào bởi cô ấy nói nó chẳng hề cay. Tôi đã thực sự rất ấn tượng với vợ (về khoản ăn cay). Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi mất 10.000 RM để đưa cô ấy đi cấp cứu trong đêm do đau bụng. Chúng tôi đến bệnh viện tư nhân Colombia. Vợ tôi được nội soi và chụp X-quang vùng bụng để xác định nguyên nhân gây đau bụng. Hình ảnh chụp chiếu cho thấy một phần của vết thương, nó nhỏ nhưng lại nguy hiểm. Bác sĩ nói vết thương trong ruột là cực kỳ nguy hiểm vì khu vực này luôn ẩm ướt và khó chữa lành. Thức ăn cay có thể gây ra vết thương trên niêm mạc ruột rất nhạy cảm hoặc trên ruột non gọi là tá tràng (loét tá tràng)".
Thức ăn cay có thể gây ra vết thương trên niêm mạc ruột rất nhạy cảm hoặc trên ruột non gọi là tá tràng (loét tá tràng). Ảnh minh họa.
Cũng theo chia sẻ của người chồng, nguyên nhân khiến cho cơn đau bụng của vợ anh trầm trọng và không thể chịu nổi là vì niêm mạc ruột bị tổn thương do tác động của món ăn cay. Dấu hiệu đầu tiên khi bị tổn thương thường là khó ợ, cảm thấy chướng bụng... Về lâu dài, tình trạng này sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn và dẫn đến cảm giác như có vấn đề ở tim và kéo theo các cơn đau.
"Tôi không cấm bạn ăn, bạn có thể ăn mì cay khi muốn nhưng đừng ăn quá cay như vợ tội. Trên thực tế tiền có thể được tìm kiếm nhưng sức khỏe không được thay thế. Lưỡi và miệng có thể chịu được cay nhưng bên trong không hẳn là như vậy", anh chồng nói thêm.
Tác hại của việc ăn quá cay
Trong khi ăn thức ăn cay có thể có một số lợi ích sức khỏe nhưng nó cũng có thể làm hỏng hệ thống cơ thể bằng cách tăng tiết axit dạ dày và làm giảm chức năng của hàng rào niêm mạc, hỏng thành dạ dày. Vì vậy, nếu bạn đã quá đam mê thức ăn nóng và cay thì bạn nên suy nghĩ lại.
Thức ăn cay có thể làm hỏng hệ thống cơ thể bằng cách tăng tiết axit dạ dày và làm giảm chức năng của hàng rào niêm mạc, hỏng thành dạ dày. Ảnh minh họa.
Theo Tiến sĩ Kapil Agrawal, chuyên gia tư vấn, bác sĩ phẫu thuật nội soi và tử cung, tại Bệnh viện Habilite & Apollo Spectra, "Trong khi thực phẩm cay không gây loét hoặc trào ngược nhưng nó có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở những bệnh nhân đã mắc phải các bệnh như vậy. Ngoài ra, thực phẩm nhiều gia vị có thể gây tiêu chảy ở vài bệnh nhân bằng cách kích thích ruột. Nó cũng làm giảm sự nhạy cảm của vị giác vì vậy nếu bạn có kế hoạch thưởng thức các món cay yêu thích trong nhiều năm tới, thì ăn ít sẽ tốt hơn".
Ăn thức ăn nhiều gia vị có thể khiến cho đường tiêu hóa của bạn cảm thấy nóng. Nó làm cho bạn cảm thấy như cơ thể bên trong đang "cháy", nhưng hợp chất capsaicin tìm thấy trong ớt kích hoạt sự giải phóng chất P, một hợp chất gây ra cảm giác đau và rát.
Ăn quá nhiều đồ ăn cay hoặc ăn quá cay có thể gây ra các bệnh về dạ dày mà bạn nên biết như sau:
1. Trào ngược axit
Gia vị cay là một sự kết hợp của axit và khi quá nhiều các axit này được đưa vào dạ dày, nó cũng có tính axit riêng và bắt đầu làm tổn thương các thành dạ dày.
2. Loét dạ dày
Ăn thực phẩm nhiều gia vị cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét ở niêm mạc nhạy cảm niêm mạc hoặc trong ruột non, được gọi là tá tràng, hoặc đôi khi thậm chí trong thực quản làm cho nó tồi tệ hơn. Các vết loét này gây đau đớn, gây đau bụng, buồn nôn, nôn và sụt cân.
Ăn thực phẩm nhiều gia vị cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét ở niêm mạc nhạy cảm niêm mạc hoặc trong ruột non, được gọi là tá tràng, hoặc đôi khi thậm chí trong thực quản làm cho nó tồi tệ hơn. Ảnh minh họa.
3. Ăn mất ngon
Tiêu thụ một lượng vừa phải thức ăn cay là không sao, ví dụ bạn có thể ăn 2-3 lần một tuần, nhưng ăn hàng ngày không phải là ý tưởng hay. Bạn có thể cảm thấy chán ăn nếu bạn ăn nhiều thức ăn cay.
4. Viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày là do viêm niêm mạc dạ dày, màng bao phủ dạ dày gây ra. Hầu hết mọi người gặp phải tình trạng viêm dạ dày thường gặp chứng khó tiêu trước đó. Viêm dạ dày cấp tính có thể có các triệu chứng khác như nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, nhức đầu cùng với máu trong phân và ói mửa...
Mì cay, món ăn ngon nhưng sẽ trở thành nguy hiểm nếu ăn quá đà
Cách đây 2 năm, trào lưu ăn mì cay rộ lên ở Việt Nam. Không ít người hoặc là muốn thử thách bản thân hoặc là muốn thể hiện với người khác mà đã không ngần ngại ăn những tô mỳ với mức độ cay... khủng khiếp. Kết quả là cũng có người thừa nhận "toàn thân anh nóng bừng như lửa đốt, dạ dày đau thắt từng cơn, nôn ói trong nhiều giờ và suýt phải nhập viện" sau khi hoàn thành thử thách, cũng có người đã bị sốc nặng và ngất xỉu.
Mì cay nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng ớt cho vào món mì. Theo Today, Capsaicin chính là chất tạo ra độ cay trong ớt cũng như trong món mì cay 7 cấp độ.
Ăn cay quá vượt ngưỡng cơ thể con người cho phép thì nó có thể gây ra tác dụng bỏng đường tiêu hóa.
Theo chia sẻ của bà Trần Lan Hương, chuyên gia tư vấn huấn luyện dinh dưỡng và sức khỏe, ăn cay quá vượt ngưỡng cơ thể con người cho phép thì nó có thể gây ra tác dụng bỏng đường tiêu hóa, gây bỏng rát từ môi đến lưỡi, đến miệng, thực quản, dạ dày... chất tạo độ cay của ớt không được phân hủy trong dạ dày cho nên sẽ đi tuốt ra đến tận đầu ngoài, gây bỏng rát suốt đường ruột của con người. Với người bị loét bao tử, u loét ruột hoặc những người bị bệnh trĩ thì cảm giác đó sẽ rất kinh khủng.
Theo Helino
Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa? Tôi bị đau vùng sườn phải, kèm sốt vàng da, đi khám siêu âm được bác sĩ chẩn đoán là viêm túi mật do sỏi phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Xin hỏi bác si, nếu cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa sau này thế nào? Bùi Thế Quyền (buiquyen@gmail.com) Túi mật có hình quả lê có chiều dài từ...