‘Báo động đỏ’ cho mẹ bầu sắp sinh
Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đến bệnh viện để kiểm tra vì có thể bé sắp chào đời đấy!
Nếu mẹ bầu đang ở các tháng 8, 9 của thai kì, hẳn là bạn đang bồn chồn lo lắng chờ đợi không biết ngày “vượt cạn” sẽ đến khi nào. Liệu giây phút lâm bồn có bất thình lình ập đến mà bạn không kịp chuẩn bị tinh thần? Sau đây là một số tín hiệu “báo động đỏ” từ cơ thể mẹ bầu giúp dự đoán và sắp xếp cho thời khắc chuyển dạ quan trọng.
Vỡ ối
Đây là tín hiệu bạn hay được nhìn thấy nhiều nhất ở… trong phim. Không quá phổ biến như trên màn ảnh, thực tế chỉ có 15-25% mẹ bầu chuyển dạ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân vỡ ối là do túi màng ối bao quanh em bé bị rách, dẫn đến hiện tượng chảy nước ối từ âm đạo. Một số chị em còn cảm nhận được tiếng “ọc” của màng ối vỡ. Có người chỉ “vọt” ra một ít nước nhưng cũng có người nước ối ra tràn trề. Nước ối có thể rò rỉ trong nhiều ngày, thậm chí sau khi màng ối vỡ hẳn, lượng nước mới lại được làm đầy lên trong màng. Nếu bạn nghi mình vỡ ối, hãy dùng băng vệ sinh/bỉm người lớn để giữ vệ sinh và liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kịp thời.
Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu vì trong những tháng cuối cùng, thai rất to gây áp lực lên bàng quang của mẹ tạo nên chứng tiểu không kiểm soát. Nhầm lẫn cũng không có gì phải xấu hổ cảvì tình trạng này không hiếm.
Một số tín hiệu vỡ ối:- Nước tràn trề từ âm đạo không thể kiểm soát- Thấm băng vệ sinh/bỉm không đủ- Nước không có mùi khai như nước tiểu
Nước ối phải trong hoặc có màu hồng nhẹ. Nếu thấy nước ối có màu xanh, nâu hoặc màu lạ phải thông báo ngay cho bác sĩ. Nước ối thường vỡ trong đêm. Một số chị em bị thức dậy vì cảm giác ướt quần, tỉnh dậy đi vệ sinh và phát hiện hóa ra mình…vỡ ối.
Khi bị vỡ ối là mẹ có thể sinh nở trong vòng 24 giờ sau đó. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nếu thấy các cơn co thắt đau tử cung xuất hiện liên tục thì nhiều khả năng là bạn sắp sinh.. Tuy nhiên, cần phải phân biệt cơn co thắt thật và cơn co thắt giả. Cơn co thắt giả xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không gia tăng mức độ đau theo thời gian, thời gian kéo dài ngắn và dùng một vài biện pháp thay đổi tư thế, mát-xa, đi lại nhẹ nhàng, ăn uống,… là có thể làm dịu cơn đau. Nếu là cơn co thắt thật, bạn sẽ cảm thấy cường độ đau tăng dần lên, mạnh mẽ hơn, liên tục hơn và dường như không dứt được, dù có dùng các biện pháp như trên. Khoảng cách giữa các cơn co thật là 5-10 phút. Nếu thấy những hiện tượng của cơn co thật này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Các cơn co thắt đang đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.
Khi cổ tử cung giãn mở, chất nhầy bít kín tử cung bạn trong quá trình mang thai (để bảo vệ em bé khỏi các bệnh lây nhiễm) sẽ trở nên mềm, lỏng và thoát ra khỏi âm đạo. Những chất này có hình dạng bầy nhầy, dính nhớt, đôi khi có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt, ở một số sản phụ còn có mùi như tinh dịch. Thông thường, nếu hiện tượng ra chất nhầy này xảy ra thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vài ngày nữa, cũng có người phải đến 1-2 tuần sau.
Kể cả khi không rét, bạn cũng có thể cảm thấy rùng mình, ớn lạnh trước khi chuyển dạ. Đơn giản đó là cách để cơ thể giảm bớt áp lực căng thẳng và điều này chỉ kéo dài vài phút. Mẹ bầu nên thư giãn, tắm nước nóng, mát xa, hít sâu thở đều, chuẩn bị tâm lí vững vàng cho thời khắc vượt cạn.
Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống, đồng thời cũng thấy dễ thở hơn hẳn vì em bé đang “rơi” xuống và tiến sâu dần về phía khung chậu, làm giảm bớt áp lực lên cơ hoành. Nhưng được cái này lại mất cái kia, áp lực lên bàng quang mẹ bầu càng nhiều hơn và chứng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát sẽ xuất hiện.
Tiêu chảy
Những ngày cận kề phút chuyển dạ, hooc môn prostaglandin sẽ kích thích ruột mở thường xuyên hơn. Tiêu chảy là hiện tượng thường thấy trước khi sinh như một hành động tự nhiên của cơ thể, làm rỗng ruột để dọn đường cho em bé ra ngoài.
Chúc các mẹ thật bình tâm vượt qua được kì “khai hoa nở nhụy”!
Theo Khám Phá
Vì sao mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái?
Theo bác sĩ CKII Lê Thị Chu, bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp máu ở động mạch chủ vào tử cung dễ hơn, cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi.
Độc giả Nguyễn Thị Hoài Thu (Hà Nội) bày tỏ lo lắng: "Hiện tại em mang thai 27 tuần rồi nhưng bụng bầu em to lắm. Đi ra đường ai cũng bảo em sắp đẻ đến nơi, thế mới khổ chứ. Em cũng lo lắng và đem băn khoăn này hỏi bác sĩ, nhưng bác sĩ nói em bé vẫn đang phát triển bình thường, không có vấn đề gì cả. Thế nhưng bụng bầu to cũng khiến em vô cùng khó khăn trong việc nằm ngủ. Ngay từ trước khi có thai, em đã có thói quen nằm ngửa để ngủ. Khi bầu bì những tháng đầu em vẫn nằm trong tư thế này nhưng giờ bụng bầu to rồi, nhiều đêm em không thể ngủ được vì nằm không thoải mái.
Đã thế hôm quá, trong câu chuyện với cô bạn thân, đã từng mang thai và sinh con, cô ấy bảo em không được nằm ngửa nữa vì như thế sẽ gây hại cho thai nhi, khiến em bé không thể lấy được oxy thông qua nhau thai. Bạn em nói nằm ngửa quá lâu có thể khiến thai nhi chết lưu nữa. Em nghe xong mà hoảng vô cùng, liệu những điều bạn em nói có đúng không. Bầu bí nặng nề như em thì nên nằm tư thế nào để tốt cho cả mẹ và con đây?"
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ CKII Lê Thị Chu (Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh) cho biết: "Thai đơn to có thể là do mẹ bầu béo và có chế độ ăn uống nhiều chất. Việc đầu tiên mẹ bầu này cần làm là nên đi kiểm tra tiểu đường vì bị bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến thai nhi to."
Về tư thế nằm khi mang thai, bác sĩ Chu cũng cho biết khi có bầu, mọi động tác nằm xuống hoặc ngồi dậy với mẹ bầu đều phải nhẹ nhàng, từ từ. Khi bà bầu đang nằm mà muốn ngồi dậy thì nên nghiêng sáng trái sau đó từ từ ngồi dậy chứ không nên nằm ngửa rồi ngồi dậy luôn. Khi ngồi, muốn nằm cũng những như vậy nhưng theo hướng ngược lại.
Bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp máu ở động mạch chủ vào tử cung dễ hơn, cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi. (ảnh minh họa)
Bác sĩ cũng chia sẻ về nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi nằm là do thai to nên có thể gây ra tình trạng mạch máu chèn ép vào động mạch chủ bụng, lưu thông máu không tốt gây nặng nên ở vùng sinh dục. Tư thế nằm giúp mẹ bầu thoải mái nhất là thỉnh thoảng nên quay sáng trái, nằm nghiêng về bên trái và gác chân lên cao một chút. Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp máu ở động mạch chủ vào tử cung dễ hơn, cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi.
Bác sĩ Chu cũng khuyên sản phụ Thu để được an toàn nhất thì nên đến khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa sản.
Cũng theo các chuyên gia khoa sản, ở 3 tháng đầu, khi bụng bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon và an toàn cho thai kỳ.
Đến 3 tháng giữa, nếu mẹ bầu có nước ối quá nhiều hoặc mang song thai thì nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có kê chân lên gối mềm.
Tư thế nằm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân mẹ bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.
Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.
Theo Khám Phá
Bầu bí cấm nhịn tiểu! Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu. Hầu như khi mang thai chị em nào cũng cảm thấy khó chịu vì phải liên tục chạy vào nhà vệ sinh. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 trong giai đoạn thai...