Báo động dịch tả bất thường ở Syria, trên 13.000 người đã nhiễm bệnh
Dịch tả đang lan rộng tại Syria, với hàng nghìn người nhiễm bệnh, trong đó đã có hơn 60 ca tử vong.
Điều kiện vệ sinh kém tại Syria là một trong những nguyên nhân bùng phát dịch tả. Ảnh: Anadolu Agency
Dẫn một thông cáo báo chí của tổ chức quốc tế Caritas có trụ sở tại Đức, kênh truyền hình RT đưa tin số ca mắc bệnh tả ở Syria đang tăng mạnh trong đợt bùng phát trên khắp đất nước.
Tổ chức cứu trợ nhân đạo Caritas bày tỏ nỗi lo ngại về thực trạng trên, lưu ý đợt bùng phát này rất bất thường ở Trung Đông và Syria.
Giám đốc Caritas phụ trách khu vực Trung Đông Christoph Klitsch-Ott cảnh báo: “Tình trạng nghèo đói đã gia tăng trong nhiều năm kéo theo điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt đối với những người tị nạn và mất mát nhà cửa. Đây cũng là nơi dẫn tới sự hoành hành của căn bệnh điển hình cho sự nghèo đói này”.
Theo Caritas, từ đầu tháng 9 đến thời điểm hiện tại, Syria ghi nhận ít nhất 13.509 ca mắc tả. Trên 60 người đã tử vong sau khi mắc các triệu chứng của căn bệnh – bao gồm ỉa chảy và nôn mửa. Giới chuyên gia tin rằng những bể nước uống và rau củ quả bị ô nhiễm là thủ phạm đứng sau đợt bùng phát này.
Caritas chỉ ra 12 năm chiến tranh đã gây thiệt hại lớn đối với cơ sở hạ tầng vệ sinh của Syria. Khoảng 13 triệu người tại nước này không được tiếp cận với nước sạch và các thiết bị vệ sinh. Tình trạng càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các trại tị nạn, nơi mọi người bị buộc phải sống trong không gian hẹp và hạn chế tiếp cận với các nguồn nước an toàn.
Theo ông Klitsch-Ott, trong khi tổ chức Caritas đã nỗ lực phân phối nước uống sạch và chất khử trùng ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của đất nước song họ lo ngại dịch bệnh có thể tiếp tục lây lan, không chỉ ở Syria mà còn khắp Trung Đông.
Vào tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch tả bùng phát ở 26 quốc gia trên thế giới, cho biết tỷ lệ tử vong trung bình năm nay cao gấp 3 lần so với 5 năm trước.
Philippe Barboza, trưởng nhóm của WHO về bệnh tả và tiêu chảy, đã kêu gọi các quốc gia hành động ngay lập tức để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng hơn, đồng thời tìm cách sản xuất thêm vaccine phòng bệnh tả và mở rộng khả năng tiếp cận với thuốc kháng sinh và nước sạch.
Video đang HOT
Bệnh tả là một loại tiêu chảy cấp tính do nhiễm vi khuẩn ở đường ruột. Người bệnh có xu hướng mắc bệnh khi nuốt phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn tả. Mỗi năm thế giới có tới hàng triệu người mắc bệnh nhưng trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều nhẹ hoặc không có. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là đối với người cao tuổi cũng như những người bị mất nước.
Đậu mùa khỉ: Đã có ca tử vong ở Âu Mỹ, cần chú ý những dấu hiệu nào?
Brazil đã báo cáo ca tử vong đầu tiên do đậu mùa khỉ vào ngày 29.7, tiếp theo là Tây Ban Nha báo cáo ca tử vong thứ 2 vào ngày 30.7, đánh dấu những ca tử vong đầu tiên từ đợt bùng phát bên ngoài châu Phi hiện nay, theo đài truyền hình France24 (Pháp).
Trước tình trạng ngày càng khẩn cấp này, các chuyên gia cảnh báo các dấu hiệu ban đầu có thể dễ bỏ sót. Đây là những triệu chứng cần chú ý.
Xác định các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Khi các ca bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng và nghiêm trọng hơn, điều quan trọng là phải nhận biết kịp thời các triệu chứng để kiểm soát sự lây truyền của bệnh cũng như tìm cách điều trị kịp thời.
Vấn đề là một số triệu chứng ban đầu của bệnh rất khó xác định, theo nhật báo Ấn Độ Times ogf India.
Nguyên nhân là do các triệu chứng này khá phổ biến và chung chung, và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Việc thiếu xét nghiệm và xác định các triệu chứng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh.
Sau đây là cách phát hiện dấu hiệu đỏ ban đầu dễ bị bỏ sót của bệnh đậu mùa khỉ.
Một số triệu chứng ban đầu của bệnh rất khó xác định. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các dấu hiệu ban đầu cần chú ý
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, mất khoảng 5 - 21 ngày để các dấu hiệu ban đầu xuất hiện.
Các triệu chứng đầu tiên
Một số triệu chứng là sốt, run, đau đầu, đau lưng, đau cơ, kiệt sức và sưng hạch, theo Times of India.
Ngoài ra, các dấu hiệu trên da cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác như mụn rộp Herpes, giang mai, hoặc u mềm lây (một bệnh viêm da do virus).
Các dấu hiệu ban đầu khác của bệnh có thể nằm ở những vị trí khó thấy, như bên trong hậu môn. Điều này có thể làm cho bệnh lây lan sang người khác vì người bị bệnh không biết mình mắc bệnh.
Các triệu chứng tiếp theo
Phát ban đặc trưng thường phát triển khoảng 1 - 5 ngày sau các triệu chứng đầu tiên. Phát ban thường bắt đầu trên mặt, và có thể lan sang các bộ phận khác.
Các nốt phát ban trông giống như những đốm nổi lên thành những mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, theo Times of India.
Những mụn nước này cuối cùng sẽ tự rụng đi trong quá trình phục hồi.
Nếu bị phát ban, hãy đi khám ngay. Ngoài ra, nên tự cách ly tại nhà và tránh tiếp xúc với người khác.
Brazil và Tây Ban Nha đã báo cáo ca tử vong đầu tiên do đậu mùa khỉ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Làm sao để giảm nguy cơ mắc bệnh?
Để ngăn ngừa nhiễm bệnh, cần tránh tiếp xúc với người không khỏe, đặc biệt nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ.
Không dùng chung các vật dụng, ngủ chung giường và sử dụng chung khăn tắm với người bệnh.
Cuối cùng, điều quan trọng là phải rửa tay và sát khuẩn tay càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trước khi ăn và nấu ăn.
Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho đậu mùa khỉ. Các loại thuốc kháng virus và vắc xin bệnh đậu mùa có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa (CDC) Mỹ, những người có nhiều nguy cơ bệnh nặng, như người suy yếu miễn dịch, nên dùng thuốc kháng virus.
Nếu bạn gặp các triệu chứng đậu mùa khỉ, hãy đi khám sớm và cảnh báo cho tất cả những người bạn tiếp xúc gần đây, theo Times of India.
Dịch tả heo Châu Phi quay trở lại Sau một thời gian tạm lắng, dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương. Điều đáng nói, khi có heo ốm chết, rất ít người dân báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy mà tự tiêu hủy khiến nguy cơ dịch lây lan nhanh hơn. Lao...