Báo động cháy rừng ở châu Âu
Nhiệt độ cao, gió mạnh và hạn hán đã thổi bùng các đám cháy rừng trên khắp châu Âu.
Năm 2022 có thể là một năm đen tối đối với Lục địa Già.
Các tình nguyện viên nỗ lực dập đám cháy rừng ở bán đảo Datca, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kiến nghị của chính quyền tỉnh Lozère (miền Nam nước Pháp) và để đề phòng điều kiện thời tiết, việc bắn pháo hoa dự kiến vào ngày 14/7 chào mừng Quốc khánh Pháp được hoãn lại sang một ngày sau đó. Thông điệp được Tòa Thị chính gửi tới những cư dân của làng Saint-Martin-de-Boubaux ở Cévennes, tương tự như thông điệp mà nhiều Tòa Thị chính khác ở Pháp đã gửi tới các cơ quan chức năng địa phương. Nhiệt độ rất cao, hạn hán và gió mạnh đã làm tăng nguy cơ hỏa hoạn trong khu vực.
Ở Pháp cũng như khắp châu Âu, năm 2022 có thể là một năm đen tối đối với các khu vực rủi ro. Hệ thống giám sát cháy rừng của châu Âu cho biết vào năm 2021, khoảng 450.000 ha rừng cây bị thiêu cháy trên toàn Liên minh châu Âu (EU). Tính đến ngày 9/7 năm nay, 250.000 ha đã tan thành mây khói, chủ yếu ở Tây Ban Nha và Pháp, nhưng cũng ở Bồ Đào Nha, Italy và Hy Lạp. Con số này gấp 2,5 lần so với cùng thời điểm năm ngoái. Bình quân hàng năm giai đoạn 2008 – 2020 khoảng 300.000 ha bị ảnh hưởng. Cho đến nay, Tây Ban Nha và Pháp chiếm 40% các diện tích rừng bị cháy.
Ở Tây Ban Nha, sau Castile và León, Extremadura cũng có nguy cơ xảy ra cháy rừng, Galicia cũng vậy. Khu vực miền Trung và Algarve ở Bồ Đào Nha cũng bị ảnh hưởng, các khu vực nguy cơ ước tính khoảng 20.000 ha. Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã cảnh báo người dân: Ngay cả khi thế giới tuân thủ các thỏa thuận Paris (hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 C so với thời kỳ tiền công nghiệp), nguy cơ cháy rừng ở Bồ Đào Nha vẫn sẽ tăng lên gấp 6 lần.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, huyện Datca, thuộc tỉnh Mugla, cũng bị các đám cháy tấn công. Năm ngoái, lửa đã thiêu rụi 140.000 ha trong khu vực. Ngay cả ở Anh, tại vùng North Yorkshire cũng phải huy động cứu hỏa đến để dập tắt một đám cháy lớn. Theo Cơ quan giám sát khí quyển châu Âu (Copernicus), hoạt động của các đám cháy rừng và lãnh nguyên ở Siberia hiện không có gì đặc biệt bất thường nhưng khả năng bắt lửa của thảm thực vật đã làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.
Các quốc gia châu Âu hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất không kỳ vọng tình hình sẽ được cải thiện trong ngắn hạn. Nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng ở hầu hết các khu vực, và sẽ tạo ra kỷ lục lịch sử. Hạn hán cũng sẽ không phải là sắp biến mất. Mùa cháy rừng kết thúc vào cuối tháng 9. Ước tính với sự ấm lên của khí hậu, lượng mưa hàng năm sẽ giảm từ 20 đến 30% ở Địa Trung Hải châu Âu vào năm 2100. Tần suất của các đợt hạn hán lớn sẽ tăng lên.
Cháy rừng ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến hàng nghìn người phải sơ tán
Hàng nghìn người sơ tán do cháy rừng tại bán đảo Datca phía Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi các nhân viên cứu hỏa vật lộn ngày 14/7 để kiểm soát các đám cháy bùng lên bởi gió mạnh lan sang các khu dân cư trong đêm.
Máy bay dập lửa cháy rừng ở gần Marmaris, tỉnh Mugla (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 22/6/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN
Bộ trưởng Lâm nghiệp Vahit Kirisci cho biết điều tra sơ bộ cho thấy đám cháy bùng phát tại một trạm biến áp giữa trưa 13/7. Gió với cường độ và hướng không thể dự đoán đã gây khó khăn cho công tác cứu hỏa. Cục Xử lý thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết khoảng 450 ngôi nhà và 3.530 người được sơ tán khi đám cháy lan đến các khu dân cư. Trong khi đó, văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Mugla cho biết 17 ngôi nhà và 728 ha đất bị ảnh hưởng bởi đám cháy. Tổng cộng 10 máy bay và 20 trực thăng gồm cả 1 chiếc có thể hoạt động ban đêm đã tham gia nỗ lực dập lửa.
Các vụ cháy ở Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ gợi lên ký ức về những vụ cháy mùa hè năm 2021 tàn phá 140.000 ha đất nông nghiệp, một con số lớn nhất trong lịch sử.
Theo Bộ Lâm nghiệp, một đám cháy khác bùng phát tại thành phố nghỉ mát Cesme bên bở biển Aegea đã được kiểm soát sáng 14/7.
Nhiều nước châu Âu như Pháp và Bồ Đào Nha đang trải qua đợt nóng thứ 2 trong nhiều tháng qua, đồng thời chứng kiến một loạt vụ cháy rừng trong vài tuần gần đây. Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm cho các đợt nóng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn.
Nắng nóng hoành hành châu Âu, nhiệt độ ở Bồ Đào Nha có thể lên tới 45 độ C Trong khi nắng nóng khiến Italy phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm, nhiều đám cháy đã bùng phát tại Bồ Đào Nha cũng vì nắng nóng và dự báo nhiệt độ ở một số vùng có thể lên tới 45 độ C. Các nhà khí tượng học cảnh báo nắng nóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng...