Báo động căn bệnh nhiều người trẻ tuổi mắc phải nhưng giấu không chữa
Theo TS.BS Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc BV Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam, trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 30 trở lên.
Dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn
TS.BS Lê Mạnh Cường cho hay, nhiều người mắc bệnh trĩ có tâm lý e ngại, ít người chịu đi khám sớm, nhất là phụ nữ, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện.
Theo các bác sĩ, bệnh trĩ tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh. Bệnh trĩ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng khó lường.
TS.BS Lê Mạnh Cường.
TS. Cường cho rằng, đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi – là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Nhưng bệnh trĩ không phải lúc nào cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu, nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn.
Biểu hiện khi mắc bệnh trĩ là có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn; cảm giác đau rát hậu môn xuất hiện trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh; Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ 1, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ 1, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng. Trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.
50% phụ nữ mắc bệnh trĩ
Chia sẻ về bệnh trĩ ở phụ nữ, PGS. TS. Lưu Thị Hồng – Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em – Bộ Y tế cho biêt, trong quá trình thăm khám chúng tôi gặp rất nhiều chị em phụ nữ đều bị bệnh trĩ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai tỷ lệ ấy còn tăng lên rất nhiều. Nhiều chị em bị bệnh vẫn e ngại không nói mình bị làm sao, khi nằm lên khám mới thổ lộ.
Giải đáp về vấn đề có phải càng sinh đẻ nhiều càng dễ bị bệnh trĩ hay không? PGS.TS. Lưu Thị Hồng cho rằng, chị em phụ nữ bị trĩ trong thời kỳ mang thai, càng đẻ nhiều thì khả năng bị trĩ càng tăng. Cơ chế bệnh trĩ của phụ nữ khi mang thai là vì sự thay đổi nội tiết như giữ nước, các tổ chức lỏng lẻo. Khi mang thai ứ trệ nước và tăng sinh mạch máu từ đó nguy cơ chị em bị trĩ cao hơn. Một điều quan trọng nữa là khi thai to người phụ nữ dễ bị trĩ hơn do thai đè xuống tử cung, đặc biệt khi mang thai thì chị em thường táo bón, khi đi táo lâu dẫn đến sa trực tràng, đấy là nguyên nhân có thể chị em bị trĩ trong thời kỳ mang thai.
PGS.TS. Lưu Thị Hồng.
Đồng quan điểm TS. Cường cho rằng, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Nhưng phải nói rằng thai kỳ là một trong những yếu tố nguy cơ gây lên bệnh trĩ nhưng không có nghĩa là cứ mang thai bị mắc bệnh trĩ. Đã có những thai phụ đến xin điều trị vì không thể chịu đựng được trong khi đó thai phụ mới ở tháng thứ 3, khi đó chúng tôi phải hội chẩn với các bác sĩ sản khoa để có điều trị thích hợp.
Chia sẻ về vấn đề khi mắc bệnh trĩ có phải mổ đẻ hay không, các chuyên gia cho rằng, không phải ai mắc bệnh trĩ đều phải mổ đẻ, mổ đẻ phải do chỉ định của bác sĩ. Ngoài bệnh trĩ còn nhiều thai phụ mắc các bệnh lý sàn chậu khác nữa, do đó không phải ai cũng mắc trĩ cũng đều chỉ định mổ đẻ. Các thai phụ cần phải tuân thủ chỉ định của bác bác sĩ để điều trị triệt để – PGS Hồng nói.
Có phải cứ mắc trĩ là phải mổ?
Video đang HOT
Về điều trị bệnh trĩ, các chuyên gia cho rằng không phải ai mắc bệnh trĩ cũng phải mổ, tùy từng giai đoạn bệnh trĩ độ mấy mà các bác sĩ có hướng điều trị thích hợp. Theo TS. Cường, đề điều trĩ hiệu quả nhất là phải chẩn đoán đúng, chỉ định đúng, và kỹ năng của người thầy thuốc thực hiện kỹ thuật đúng. Hiện nay chẩn đoán của bệnh trĩ còn khó khăn, vì không tìm được nguyên nhân mà nhiều nhà nghiên cứu mới đưa ra cơ chế giả thuyết, và điều kiện thuận lợi.
Bệnh trĩ có nhiều thể và có các chẩn đoán khác nhau, hiện nay nhiều bệnh nhân có nhiều phối hợp tổn thương khác nhau, đặc biệt ở phụ nữ vì phụ nữ có âm đạo sát với hậu môn, và có thời gian mang thai.
Theo TS.BS. Trần Thái Hà – Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, ai cũng nghĩ trĩ là bệnh thông thường và không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm thì rất tốt. Đông y có cả hệ thống điều trị cho bệnh nhân nếu phát hiện sớm thì sẽ có các phương pháp như luyện dưỡng sinh, luyện thở, cải thiện chế độ ăn, sinh hoạt, chống táo bón (ăn rau mồng tơi, rau đay) rồi dùng thuốc đông y như bột ngâm trĩ rồi uống thuốc rồi một số sản phẩm bôi ngoài.
TS.BS. Trần Thái Hà.
Cũng theo TS. Hà, đông y còn có cả các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt (nâng khí) nếu chúng ta bỏ khoa giai đoạn vàng thì rất đáng tiếc. Người cao tuổi cũng thường bị trĩ, nếu chữa trị sớm thì sau sẽ không chịu ảnh hưởng vì với người cao tuổi sẽ kèm theo nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, suy tim, rung nhĩ… và lúc này cần xem xét liệu có phẫu thuật được không. Nếu để qua giai đoạn “vàng” rồi thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn.
Nhiều bệnh nhân khi được thăm khám còn có thể phát hiện nhiều bệnh lý khác nguy hiểm dù triệu chứng cũng là ra máu một chút, táo bón. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín, kết hợp đông tây y để điều trị – TS. Hà nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, tùy từng bệnh nhân mà có những đánh giá khác nhau và phác đồ cũng điều trị khác nhau, vì vậy khi có biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám và có hướng điều trị cụ thể thích hợp.
Theo Suckhoedoisong
Những vấn đề khiến trẻ thiếu hụt năng lượng trong độ tuổi đến trường
Dinh dưỡng kém làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng nhận thức và học tập của trẻ trong độ tuổi đến trường.
Trẻ em cần nhiều năng lượng cho hoạt động học tập và vui chơi mỗi ngày. Ở từng độ tuổi, giới tính, trẻ cần mức năng lượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết trẻ sẽ tiêu tốn bao nhiêu năng lượng và bạn có cung cấp đủ cho con hay không.
Trẻ 6-12 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nên cần nhiều năng lượng để giúp cơ thể cao lớn và khỏe mạnh. Thông thường, trẻ từ 6 tuổi trở lên có nhu cầu năng lượng khác nhau theo mức độ hoạt động.
Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, đối với trẻ em tiểu học 6-11 tuổi, mức năng lượng khuyến nghị như sau:
Trẻ nam 6-7 tuổi cần 1.570 calo/ngày, ở độ tuổi 8-9 là 1.820 calo và 2.150 calo với trẻ 9-11 tuổi. Tương tự, nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ ở 3 nhóm tuổi trên là 1.460 calo, 1.730 calo và 1.980 calo/ngày.
Theo Mayo Clinic, dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như người lớn. Ở bất cứ giai đoạn nào, chúng ta cũng cần bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, carbohydrates, protein và chất béo.
Dinh dưỡng kém làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng nhận thức, học tập của trẻ trong độ tuổi đi học. Trẻ đạt dinh dưỡng tối ưu bao gồm 3 bữa ăn một ngày và 1-2 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng.
Theo kết quả của Tổng điều tra năm 2010, trích từ cuốn Dinh dưỡng hợp lý trong trường học - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - 2018, trẻ 5-19 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 24,2% và thể thấp còi 23,4%. Trong đó, 8,5% trẻ bị thừa cân và béo phì (2,5% trẻ bị béo phì).
Suy dinh dưỡng ở trẻ em 5-19 tuổi trên 20% là mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
Về tình trạng thiếu máu, kết quả điều tra cho thấy có 29,2% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu. 14,2% trẻ em bị thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng (2009-2010). Tỷ lệ bướu cổ ở học sinh đã giảm xuống rõ rệt, từ 22,4% (năm 1993) xuống 3,6% (năm 2005), nhưng số trẻ thiếu hụt i-ốt vẫn cao tương ứng là 22,9% và 5% ở mức trung bình, nặng.
Bệnh cạnh đó, mức đáp ứng nhu cầu các vi chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và học tập của các em như vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, vitamin D, canxi, phốt pho, sắt, kẽm đều thấp hơn khuyến nghị.
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, thực trạng trẻ bị đói khi đến trường hiện nay vẫn tồn tại. Dù số trẻ tới trường hàng ngày bị đói chưa được xác định rõ, đây là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển.
Vấn đề này xảy ra khi trẻ đến trường không ăn sáng. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bữa sáng cung cấp năng lượng cho ngày mới, giúp duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động não bộ, miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Một bữa sáng cân bằng cần cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở Việt Nam, bữa sáng cho trẻ chỉ cung cấp khoảng 23% năng lượng cả ngày. Cuộc sống bận rộn thường khiến các bà mẹ có rất ít thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Những bữa sáng với đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán, bánh mì kẹp thịt, bánh ngọt, chứa nhiều tinh bột, no bụng nhưng không đủ chất dinh dưỡng. Thậm chí, chúng chứa hàm lượng chất béo khá cao, có thể làm hao hụt năng lượng của trẻ.
Bỏ qua bữa sáng hay ăn sáng không đủ sẽ làm giảm sự chú ý, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Ngược lại, một số nghiên cứu đã chứng minh hành vi của trẻ được cải thiện rõ rệt và tức thời sau khi được ăn hoặc uống giữa giờ.
Ở Việt Nam, các số liệu nghiên cứu trong thập kỷ qua đến gần đây cho thấy bữa ăn của trẻ lứa tuổi học đường phụ thuộc vào thực đơn gia đình. Gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn, nơi chưa có mạng lưới nhà ăn học đường cho bậc học này.
Hiện nay, bữa ăn của người dân vùng nông thôn đã có chiều hướng cải thiện hơn về chất lượng, song thực phẩm chủ yếu vẫn là gạo, thức ăn động vật còn thấp, lượng sữa chưa đáng kể, rau củ theo mùa, quả chín tiêu thụ hàng ngày cho bữa ăn rất ít.
Cũng theo số liệu từ Bộ Y tế, bữa ăn gia đình mới đạt khoảng 84% nhu cầu năng lượng và 87% protein, đặc biệt, chất béo ở vùng nông thôn rất thấp (chỉ 6-8% năng lượng khẩu phần, trong khi yêu cầu chiếm từ 20-25%). Trẻ em bị thiếu hụt năng lượng khi đến trường là một vấn đề cần được quan tâm.
Chúng ta cùng một lúc phải giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thừa cân - béo phì, một số bệnh mạn tính không lây liên quan đang có xu hướng gia tăng.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự đa dạng phong phú các loại thực phẩm chế biến sẵn, tính tò mò, đến tuổi đủ năng lực độc lập trong ăn uống là những yếu tố khiến thói quen ăn uống của học sinh thay đổi.
Bác sĩ Tiến chỉ ra một số xu hướng ăn uống của học sinh hiện nay như tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, chế biến sẵn ít có lợi cho sức khỏe; uống nước ngọt có ga, nước tăng lực; ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khẩu phần quá lớn; dùng nhiều chất đạm (chủ yếu là thịt) so với nhu cầu; ít ăn rau, trái cây; sử dụng chưa đủ nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa; bỏ hoặc ăn sáng qua loa, nạp quá nhiều thức ăn vào buổi chiều, tối; dùng bữa không đúng giờ giấc.
Những thay đổi về thói quen ăn uống này là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn dinh dưỡng ở trẻ em tuổi học đường. Việc hướng các em xây dựng và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là điều quan trọng trong chặng đường nâng cao sức khỏe cho trẻ em Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho hay tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tiểu học sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý cho con.
"Không có thực phẩm nào là tốt hay xấu và hoàn thiện, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại thực phẩm chứa một số loại chất dinh dưỡng ở tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10-15 loại thực phẩm) từ 4 nhóm chính", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau. Bữa ăn hợp lý là cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại từ 4 nhóm thực phẩm: Glucid, Protein, Lipid, Vitamin và khoáng chất.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo trẻ tiểu học ở trường không ăn bán trú hoặc ăn bán trú không có bữa phụ cần đảm bảo cung cấp đủ 3 bữa chính. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn sáng đi học. Đây là thời điểm bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng, không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ. Bởi, sau một đêm, bộ não nhạy cảm của trẻ tiêu thụ rất nhiều năng lượng khi ngủ, thậm chí cao hơn người làm việc nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp trẻ bị bệnh là hệ quả đáng tiếc của việc ăn sáng không đều đặn.
Để tiếp sức cho trẻ học tập, vui chơi hiệu quả hơn, cha mẹ có thể tiếp thêm năng lượng bằng chế độ ăn uống đầy đủ chất, có bổ sung thực phẩm hỗ trợ:
- Bí đỏ: Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ giúp mắt trẻ tránh mệt mỏi do phải đọc nhiều. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E, giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tim mạch.
- Cá: Đây là loại thực phẩm có chứa omega-3, một axit béo rất có lợi cho cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng omega-3 là hợp chất quan trọng cho việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào, cần thiết để giúp trẻ tập trung hiệu quả và tăng cường trí nhớ.
- Nấm: Loại thực phẩm này cung cấp đạm thực vật, chất xơ, vitamin và nhiều chất vi lượng. Ngoài ra, nấm chứa nhiều kali giúp cơ tim khỏe mạnh để trẻ có thể tha hồ vận động cùng bạn bè sau thời gian tập trung học, căng thẳng.
- Ngũ cốc: Thực đơn gồm nhiều loại ngũ cốc mỗi ngày là cách đơn giản để mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ học tập và vui chơi. Từ nghiên cứu về tác dụng của 30 loại ngũ cốc thông dụng đối với sức khỏe con người, các nhà khoa học phát hiện trong chúng có chứa một lượng lớn polyphenol, giúp đẩy lùi các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch và ung thư.
Theo Zing
Bộ Y tế phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 Ngày 28/5, tại Trường Mầm non Vườn Mặt Trời, thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa), Bộ Y tế đã phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 (1-2/6) với thông điệp "Vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống". Thứ Trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết...