Báo động, cần 90.000 đơn vị máu cứu sống hàng nghìn bệnh nhân dịp cuối năm
Mỗi ngày, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần trung bình khoảng 1.200 – 1.500 đơn vị máu, trong đó cần 700 đơn vị máu nhóm O để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị ở 180 bệnh viện tại 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Tuy nhiên lượng máu hiến cuối năm giảm trầm trọng, có ngày viện chỉ tiếp nhận được 100 đơn vị máu.
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu trung ương cho biết, dự kiến trong 3 tháng cuối năm và Tết Nguyên đán (từ tháng 12/2018 – tháng 2/2019), Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần tối thiểu 90.000 đơn vị máu để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu và điều trị.
Mỗi ngày, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần trung bình khoảng 1.200 – 1.500 đơn vị máu, trong đó cần 700 đơn vị máu nhóm O để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị ở 180 bệnh viện tại 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Tuy nhiên lượng máu hiến cuối năm giảm trầm trọng, có ngày viện chỉ tiếp nhận được 100 đơn vị máu.
Trong 16 ngày, từ 1/12 đến ngày 16/12/62018, Viện chỉ tiếp nhận được 12.000 đơn vị máu (trung bình mỗi ngày hơn 700 đơn vị máu) nhưng đã cung cấp xấp xỉ 14.000 đơn vị khối hồng cầu. Có ngày thu được chỉ dưới 100 đơn vị máu, nhưng có ngày lại cung cấp đến 1.975 đơn vị khối hồng cầu.
Lượng máu dự trữ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tính đến sáng 17/12 là 7.400 đơn vị máu, trong đó nhóm O chỉ có 2.550 đơn vị (chiếm 34%). Thực tế khoảng 45% dân số Việt Nam có nhóm máu O, nên ước tính cứ 2 bệnh nhân cần truyền máu thì có 1 bệnh nhân nhóm máu O.
Máu lúc nào cũng khan hiếm do điều trị khiến bác sĩ, những bệnh nhân phải truyền máu định kỳ luôn trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu vì không có máu không thể được điều trị.
Năm nào cũng vậy, tình trạng thiếu máu luôn tập trung vào dịp cuối năm và xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Từ cuối tháng 11, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh cũng cho biết còn thiếu hụt khoảng 13.000 đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu điều trị cho hơn 100 bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã chủ động cho nhiều kế hoạch thu hút hiến máu, như ngày hội Trái tim tình nguyện ngay đầu tháng 12 (đã tiếp nhận 2.451 đơn vị máu), Noel yêu thương, Giọt hồng hy vọng, Tết đoàn viên, Tết hồng cho em và ngày hội Chủ nhật Đỏ sẽ diễn ra đồng loạt tại nhiều địa phương từ 26/12… nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.
“Với các lịch hiến máu này dự kiến tiếp nhận được khoảng 75.000 đơn vị máu, như vậy còn thiếu khoảng 15.000 đơn vị máu. Chúng tôi kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để có đủ 90.000 đơn vị phục vụ dịp cuối năm, trước, trong và sau Tết Nguyên đán”, TS Bạch Quốc Khánh kêu gọi.
Nhằm vận động người dân tham gia hiến máu nhắc lại, kịp thời khắc phục tình trạng khan hiến máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương triển khai nhiều biện pháp như: nhắn tin, gọi điện mời hiến máu, tổ chức thêm các ngày hội, các điểm hiến máu để người hiến máu có thêm nhiều lựa chọn về thời gian và địa điểm hiến máu.
Đồng thời, Viện cũng tích cực phối hợp với Báo Tiền Phong triển khai chương trình Chủ Nhật Đỏ trên toàn quốc (ước tính thu được khoảng 30.000 đơn vị máu) và chuẩn bị tổ chức Lễ hội Xuân hồng ngay sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.
Đặc biệt, thời điểm này, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã mở rộng việc triển khai gói xét nghiệm quà tặng cho người hiến máu ra các điểm hiến máu ngoài Viện sau một tháng triển khai thí điểm tại Viện.
Theo Thông tư 20/2018/TT-BYT, từ 1/11/2018, người hiến máu tình nguyện ngoài việc nhận quà tặng bằng hiện vật như trước đây có thêm lựa chọn là nhận quà tặng bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chỉ một lần đi hiến máu, ngoài các thông tin về nhóm máu và kết quả sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu, người hiến máu có thể biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe như: số lượng các thành phần tế bào máu, chức năng gan, thận, chẩn đoán sớm và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh về máu, tầm soát ung thư…
Việc triển khai xét nghiệm thêm trong khi đi hiến máu đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm tạo điều kiện và cơ hội được kiểm tra sức khỏe mà không cần mất nhiều lần đi lại. Sau một tháng triển khai, đã có hơn 2.000 người hiến máu lựa chọn nhận quà tặng là gói xét nghiệm, chiếm 60% những người tự nguyện đến hiến máu tại Viện.
Bất cứ người dân nào từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm đều có thể mang theo chứng minh thư và đến tham gia hiến máu tại:
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ 8h đến 20h tất cả các ngày trong tuần. Hoặc đến điểm hiến máu gần nhất được cập nhật tại địa chỉ www.nihbt.org.vn/Home/DiemHM Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh (118 Hồng Bàng, quận 5, TP HCM) từ 7h00 đến 17h30 các ngày thứ 2 đến thứ 6.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nhiều kỹ thuật điều trị bệnh về máu ngang tầm khu vực
Theo TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trong những năm qua, chuyên ngành Huyết học - Truyền máu trong cả nước đã có những bước tiến vượt bậc, tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.
Việt Nam đã ứng dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý huyết học cũng như công tác đảm bảo an toàn truyền máu.
Tại Hội nghị Khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2018 diễn ra từ 23-25/5 tại Hà Nội, TS Khánh cho biết, các kỹ thuật về Truyền máu, Huyết học lâm sàng, Thalassemia, Ghép Tế bào gốc, Miễn dịch - Di truyền... Việt Nam đã ứng dụng nhiều thành công, tiếp cận được các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
An toàn truyền máu, các kỹ thuật điều trị bệnh về máu của Việt Nam được đánh giá ngang tầm khu vực.
Hội nghị Khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc 2018 có sự tham gia của gần 1.000 đại biểu trong nước và đại biểu quốc tế đến từ Singapore, Mỹ, Đức, Australia, Ấn Độ. Tại Hội nghị, 98 báo cáo sẽ được trình bày, trong đó có 8 báo cáo quốc tế và 90 báo cáo trong nước. 27 gian hàng triển lãm về tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực Huyết học - Truyền máu.
Đặc biệt, sẽ có khoảng 90 báo cáo thuộc chuyên đề về Truyền máu, Huyết học lâm sàng, Thalassemia, Ghép Tế bào gốc, Miễn dịch - Di truyền.... trong nước sẽ được trình bày, giới thiệu các kỹ thuật, phương pháp điều trị của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Theo TS. Bạch Quốc Khánh, các đề tài nghiên cứu khoa học tham gia trình bày tại hội nghị có sự đầu tư cả về chất lượng và số lượng, có giá trị thực tiễn cao đối với công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.
Một điểm nổi bật khác, Hội nghị nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo các chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, các đồng nghiệp... thuộc chuyên ngành Huyết học - Truyền máu. Đây là cơ hội rất tốt để các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia quốc tế gặp gỡ, cập nhật kiến thức khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, góp phần đưa chuyên ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện và hội nhập với nền Y học thế giới.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để ghi nhận, tôn vinh và tri ân những cán bộ trong và ngoài ngành đã có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển của chuyên ngành Huyết học - Truyền máu nước nhà, cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân".
Tú Anh
Theo Dân trí
Điều chỉnh giá hơn 1.900 dịch vụ y tế: Người nghèo bớt lo Từ 15.12, giá hơn 1.900 dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng trung bình 3,2%. Dự tính đến năm 2020, khi giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ 7/7 yếu tố cấu thành thì viện phí còn đắt đỏ hơn nữa... Điều này sẽ tác động mạnh lên đời sống người dân nếu như không tham gia bảo hiểm...