Báo động 80 người Việt tử vong mỗi ngày vì căn bệnh tiểu đường
Trong năm 2017, Việt Nam ghi nhận 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với 80 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.
Sáng 11/11 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ngày hội phòng, chống Đái tháo đường Thế giới (14/11 hàng năm) với chủ đề “Gia đình cùng hành động sớm phòng chống bệnh Đái tháo đường”, đã được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tình trạng mắc các bệnh không lây nhiễm, đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh.
Như với bệnh tăng huyết áp hiện cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc tăng huyết áp và trong 25 người thì có 1 người bị bệnh đái tháo đường. Trong các bệnh không lây nhiễm, bệnh đái tháo đường chiếm tỉ lệ tử vong đứng thứ 3. Trong nhóm tuổi từ 18 – 69, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp cũng chiếm 18,9%.
Đáng nói, hiện còn đến 70% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán sớm, là căn nguyên gây ra các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như cắt cụt chi, biến chứng tim mạch, thận, mắt…
Bộ trưởng Y tế cũng khuyến khích người dân tầm soát bệnh và chủ động phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm bằng chế độ vận động, sinh hoạt, ăn uống khoa học.
Video đang HOT
Bởi có đến 80% số bệnh nhân tim mạch giai đoạn đầu, tiểu đường tuýp 2, 40% ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa qua tập thể dục, không lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá.
“Với chủ đề “Gia đình cùng hành động sớm phòng, chống bệnh đái tháo đường” tôi mong sẽ nhận được sự vào cuộc của gia đình, người thân, cộng đồng xã hội cùng góp sức đẩy lùi gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam”, Bà Kim Tiến nói.
Theo các bác sĩ, bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa… khiến bệnh nhân đái tháo đường tăng nhanh.
Đặc biệt bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 – 13 tuổi; thanh niên 20 – dưới 30 tuổi.
GS Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, trong dịp này các bác sĩ sẽ của 8 bệnh viện lớn tham gia khám, tầm soát tư vấn bệnh đái tháo đường cho 1.000 người dân sống tại hai thành phố.
Qua đó các bác sĩ sẽ cung cấp kiến thức nâng cao nhận thức về tác động của bệnh Đái tháo đường đối với gia đình và thông tin về mạng lưới hỗ trợ của những người bị ảnh hưởng; Thúc đẩy vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa và giáo dục Đái tháo đường.
“Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm bệnh, giảm thiểu nguy cơ biến chứng, từ đó hạ tỉ lệ tử vong cũng như giảm chi phí điều trị đối với người bệnh”, GS Thuấn chia sẻ.
Theo đó các bác sĩ khuyến cáo người dân nên duy trì khám sức khỏe 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.
Bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ ăn, vận động thể lực mỗi ngày để ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, các bệnh lý huyết áp, tim mạch.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nâng cao nhận thức trong cộng đồng phòng, chống bệnh ung thư
Ngày 28-10, tại Hà Nội, Bệnh viện K đã tổ chức Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh ung thư.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong Dự án 1 - Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh ung thư) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018.
Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), năm 2018 trên toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc do bệnh ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư. Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Diễu hành bằng xe đạp kêu gọi phòng, chống ung thư.
Theo GS, TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cho đến nay, kết quả điều trị ung thư lệ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn nhiều loại bệnh ung thư. Ngược lại, ở các giai đoạn muộn, điều trị vừa tốn kém, vừa ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Vì vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng, là cơ hội may mắn cho bất cứ ai để chữa khỏi bệnh. Đặc biệt sau tuổi 40 hay có yếu tố nguy cơ cao, tiền sử gia đình có người mắc ung thư, người dân cần khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm ung thư.
Hiện nay, tại Bệnh viện K và các cơ sở y tế chuyên khoa có nhiều gói khám tầm soát các loại ung thư như: Ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan, phổi, tiền liệt tuyến... giúp tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư.
Tin, ảnh: THÁI SƠN
Theo qdnd
Mắc sởi tăng 22 lần, Bộ Y tế mở chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ 1 đến 5 tuổi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ra quyết định mở chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại các vùng nguy cơ cao trong cả nước. So với cùng kỳ 2017, số ca mắc sởi tăng gấp 22,3 lần. Mắc sởi tăng gấp 22 lần Theo thống kê của Bộ Y tế...