Báo đốm săn mồi dưới nước dữ tợn lại khiến dân mạng cười sặc
Thần thái có một không hai của báo đốm khi săn mồi dưới nước khiến cư dân mạng được dịp cười nghiêng ngả, thậm chí còn trở thành đề tài cho các tay chế ảnh từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư.
Gần đây, cộng đồng mạng bất ngờ truyền tay nhau những hình ảnh cực kỳ sống động và chân thực về cảnh tượng săn mồi của một chú báo đốm. Vốn là một trong những kẻ săn mồi nổi tiếng, nhưng ít ai ngờ rằng ngay cả ở dưới nước, báo đốm cũng không để con mồi nào chạy thoát.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả là trong khi con báo đốm đang săn mồi dưới nước với vẻ mặt dữ tợn, thì cư dân mạng lại thấy thật…buồn cười.
Trong hình, con báo đốm giương nanh múa vuốt, đôi mắt mở to nhắm tới con mồi, chỉ nhìn thôi đã thấy sức mạnh vô biên. Nhưng không hiểu sao khuôn mặt đáng sợ này lại bị cư dân mạng đánh giá là có phần “ngố ngố” và đáng yêu.
“Chưa bao giờ thấy báo hung dữ mà lại ngộ nghĩnh thế này”, “Khuôn mặt mua vui quá”,…là những bình luận của cư dân mạng dành cho màn săn mồi này.
Báo đốm tiếp tục lao nhanh trong làn nước và xé xác con cá, nhai nuốt vô cùng ngon miệng.
Được biết, chùm ảnh sinh động này được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Herbert van der Beek trong chuyến ghé thăm vườn thú Zoo de Bordeaux Pessac,Pháp.
Theo nhiếp ảnh gia, hành động và biểu cảm trên khuôn mặt của con báo đốm như một đứa trẻ khi nhìn thấy thức ăn ngon. Ngay sau khi chén xong miếng mồi, báo đốm lại giương to cặp mắt nhìn thẳng ống kính với biểu cảm ngạc nhiên khi thấy một điều gì đó lạ lẫm.
Thần thái có một không hai của báo đốm khiến cư dân mạng được dịp cười nghiêng ngả, thậm chí còn trở thành đề tài cho các tay chế ảnh từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư.
Báo đốm săn mồi dưới nước vô cùng hung dữ phiên bản “đừng để tiền rơi”.
Hay thậm chí là chơi rubik thế này.
Kinh hoàng báo đốm phục kích xơi tái cá sấu. Nguồn: Youtube
Câu hỏi lớn về loài khủng long đã được giải đáp
Sau khi một câu hỏi lâu năm được giải đáp, các nhà khoa học đã xác nhận loài khủng long đầu tiên con người biết đến có thể sống dưới nước.
Sau nhiều năm tìm kiếm câu trả lời, giới khoa học cuối cùng đã có thể kết luận về loài khủng long đầu tiên biết bơi. Được ví như Michael Phelps của thời tiền sử, Spinosaurus aegyptiacus là minh chứng cho thấy khủng long đã tiến hóa và sống được dưới nước, chứ không chỉ sống trên cạn như nhiều giả thuyết trước đây.
Minh họa về loài khủng long biết bơi, săn mồi dưới nước Spinosaurus aegyptiacus. Ảnh: National Geographic.
Khủng long Spinosaurus aegyptiacus là động vật ăn thịt lớn ở kỷ Phấn trắng, có cổ dài, phần mõm giống như của cá sấu nhỏ và một lỗ nhỏ ở giữa hộp sọ giúp con vật thở dễ dàng khi phần đầu ngập nước.
Tuy phát hiện nhiều chi tiết về khảo cổ để khẳng định hình dáng của chúng gồm mõm dài và răng hình nón, trông giống cá sấu hiện đại, các nhà cổ sinh vật học không thể chứng minh con vật này biết bơi.
Trước đây, họ tin rằng Spinosaurus ăn cá, nhưng hầu hết nghi ngờ rằng nó chỉ lội dọc theo bờ biển, săn mồi ở vùng nước nông. Bằng chứng quan trọng nhất của việc loại khủng long biết bơi là cách mà con vật di chuyển dưới nước thì lại chưa được tìm ra.
Trong quá trình khai quật, chỉ có một bộ xương Spinosaurus aegyptiacus gần như hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu phần lớn xương ở đuôi và đốt sống. Do chưa thể tìm được cấu trúc xương đuôi, giới cổ sinh vật học không thể khẳng định giả thuyết của mình.
Một hóa thạch mới, được phát hiện trong các lớp Kem Kem ở phía đông nam Morocco, đã thay đổi tất cả. Nhà cổ sinh vật học Nizar Ibrahim, thuộc đại học Detroit Mercy và nhóm của anh đã khai quật được phần xương chiếm khoảng 80% chiều dài đuôi của một con Spinosaurus trẻ.
Cái đuôi này trông không giống với những động vật ăn thịt khác. Nó cao và bằng phẳng, giống như một cái vây.
Mô hình bộ xương của loài khủng long này được trưng bày ở Washington DC, Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Để kiểm tra cái đuôi sẽ hoạt động như thế nào trong nước, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình bằng nhựa của đuôi và gắn nó vào một bộ điều khiển robot.
Họ phát hiện ra rằng cái đuôi tạo ra lực đẩy trong nước nhiều gấp 8 lần so với đuôi của hai loài khủng long có cấu trúc thân tương tự. Nó giống như đuôi của một con cá sấu hoặc sa giông hiện đại, hai loài động vật sống dưới nước nhưng cũng có thể di chuyển trên cạn.
"Phát hiện này đã kết thúc những tranh cãi về việc khủng long chỉ sống trên cạn chứ chưa bao giờ sống dưới nước. Loài khủng long này đặc biệt thích săn mồi ở những vùng nước sâu, chứ không chỉ chờ đợi ở vùng nước cạn", ông Nizar Ibrahim chia sẻ.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 29/4 và đã ngay lập tức gây chú ý.
"Cái đuôi này, đối với tôi, trông rất giống một loài sống dưới nước," Jason Poole, một nhà cổ sinh vật học tại đại học Drexel, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với CNN.
Mặc dù có khả năng bơi lội, Spinosaurus có lẽ đã không đi quá xa đất liền, nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte của đại học Edinburgh nói với Gizmodo.
"Rõ ràng là Spinosaurus có thể bơi trong vùng nước nông, nhưng hóa thạch của nó cũng được tìm thấy trong đất liền, vì vậy có lẽ nó sống thoải mái trên cả đất liền và dưới nước", ông Brusatte nhận xét.
Báo đốm gian xảo đoạt mạng linh dương lớn Con báo sau khi phát hiện đàn linh dương đã không nóng vội tấn công mà kiên nhẫn ngồi chờ... Báo đốm không chỉ là kẻ săn mồi sở hữu tốc độ đáng sợ nhất thế giới động vật mà còn rất thông minh. Câu chuyện chứng minh điều này đã diễn ra tại Công viên quốc gia Kruger, Nam Phi. Báo đốm...