Báo đốm đấu linh cẩu giữ mồi ngon và cái kết
Những hình ảnh được chụp tại Khu bảo tồn Masai Mara ở Kenya.
Là kẻ chuyên đi cướp, rình lấy trộm mồi nên linh cẩu là nỗi lo của bất cứ loài động vật nào kể cả sư tử hay báo đốm trong việc bảo vệ bữa ăn của mình. Mới đây, một con báo đốm to lớn cũng phải vất vả khi chạm mặt linh cẩu.
Báo đốm vất vả săn được ngựa vằn nhưng đó chưa phải là tất cả.
Thông thường linh cẩu hay đi theo bầy khi cướp mồi nhưng lần này, một con linh cẩu đơn độc vẫn quyết định cướp mồi của báo đốm. Khi đó con báo đốm mới săn được ngựa vừa nhưng con mồi quá to để nó có thể kéo lại nơi trú ẩn của mình.
Trước khi chạm trán với con linh cẩu này, báo đốm đã bị một bầy khác xâu xé không ít bữa ăn của mình.
Sau hơn nửa tiếng đồng hồ giành giật qua lại, cuối cùng báo đốm cũng đuổi được kẻ tới sau để bảo vệ bữa ăn của mình. Rõ ràng, đây là cuộc chiến tốn sức không kém so với việc đi săn.
Những hình ảnh được chụp tại Khu bảo tồn Masai Mara ở Kenya.
Nó phải canh giữ bữa ăn trước rất nhiều kẻ dòm ngó như linh cẩu
Báo đốm vừa đuổi được một bầy linh cẩu đến cướp con mồi với tổn thất không nhỏ
Chưa kịp thưởng thức bữa ăn thì một con linh cẩu khác tới
Chỉ có đơn độc nhưng con linh cẩu vẫn quyết giành mồi với báo đốm
Cả hai mất hơn nửa giờ đồng hồ cho cuộc chiến này
Cuối cùng, báo đốm cũng đuổi được kẻ tới sau để giữ bữa ăn cho mình.
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Hổ - Sư tử, kẻ nào thực sự là chúa sơn lâm?
Hổ, Sư tử là 2 loại thú ăn thịt to lớn với sức mạnh khủng khiếp. Vậy nếu để so sánh thì thực sự hổ hay sư tử mới có sức mạnh oai hùng xứng danh chúa sơn lâm.
Sức mạnh 'ông ba mươi'
Hổ, còn gọi là cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu).
Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
Hổ -Sư tử: Kẻ nào là chúa sơn lâm?
Trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm, nhưng trong môi trường hoang dã tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm. Nước dãi của hổ có khả năng khử trùng. Đó là nguyên nhân khiến chúng hay liếm vết thương.
Gân ở chân hổ rất khỏe. Nhiều thợ săn kể rằng, sau khi bị bắn chết, nhiều con hổ vẫn đứng sững chứ không ngã nhào xuống đất. Hổ trưởng thành thường sống ổn định trong một khu vực. Lãnh thổ của một con đực có thể rộng tới 160 km vuông và bao trùm lãnh thổ của nhiều con cái.
Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách tiểu tiện vào các bụi cây và gốc cây, cào sâu vào các thân cây. Hổ cũng dùng phân để đánh dấu phạm vi lãnh thổ. Cứ vài ngày chúng đi vòng quanh lãnh thổ một lần.
Mùi phân và nước tiểu của các con hổ không giống nhau. Chỉ có chúng mới có thể phân biệt được mùi nước tiểu và phân của đồng loại.
Mỗi con hổ có một kiểu sọc vằn riêng, giống như dấu vân tay ở người. Những vết sọc giúp chúng ngụy trang tốt trong các đám cỏ và cây bụi thấp.
Thính giác là giác quan phát triển nhất của hổ. Hổ thích ăn lợn, nai và trâu. Nhưng chúng cũng sẵn sàng bắt những con vật nhỏ hơn như cá và thỏ. Hổ có thể nhịn ăn trong 2-3 ngày. Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa. Răng nanh của hổ có thể dài tới 7,5 cm. Nhờ đó chúng có thể gặm tới xương mọi động vật trên trái đất.
Sau khi đánh chén no, hổ thường giấu phần còn lại của con mồi để tránh sự dòm ngó của những động vật ăn xác thối. Chúng sẽ ăn nốt phần thịt đó vào bữa tiếp theo.
Thời gian ngủ tối đa của hổ trong ngày là 18 giờ. Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ thường làm mát cơ thể bằng cách ngâm mình dưới nước.
Ở tuổi thứ ba hổ bắt đầu giao phối và sinh sản. Một con đực có thể giao phối 6 lần/giờ. Hổ cái mang thai trong 102-106 ngày và thường đẻ 2-3 con mỗi lứa. Tỷ lệ tử vong ở hổ con tương đối cao. Khi chào đời hổ con không có khả năng nhìn. Trọng lượng của hổ con tăng thêm trung bình 100 gram mỗi ngày. Giới khoa học tin rằng những đốm trắng ở mặt sau của tai hổ là dấu hiệu chỉ dẫn để hổ con có thể bám theo mẹ. Hổ con bắt đầu săn mồi sau khi được 18 tuần tuổi. Chúng sống cùng mẹ trong 2-3 năm.
Nét kiêu kỳ của vua sư tử
Loài sư tử có thể sống được 14 năm trong môi trường tự nhiên và 20 năm nếu bị nuôi nhốt.
Con sư tử dài nhất (tính từ đầu đến đuôi) từng được ghi nhận là dài 3,6m. Trong khi đó, chú sư tử nặng nhất tên là Simba ở vườn thú Colchester, Anh có trọng lượng gần 375kg. Nhìn chung, một ngày sư tử không hoạt động trong 20 tiếng. Chúng chỉ dành 2 tiếng để đi lại và 50 phút để ăn uống.
Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.
Con mồi của loài sư tử thường bị chết do sự bóp nghẹt chứ không phải do hàm răng sắc nhọn của chúng. Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi đói, sư tử có thể sẽ bới tìm thức ăn thừa từ những con thú săn mồi khác như báo đốm, linh cẩu.
Một con sư tử cái có thể đẻ được 4 con sư tử con và giao phối với nhiều sinh vật khác nhau. Một con sư tử trưởng thành tiêu thụ khoảng 10 đến 15 cân thịt mỗi ngày. Sư tử là thành viên duy nhất sống có tính xã hội trong họ Mèo. Chúng sống trong các nhóm hay còn được gọi là các bầy (đàn) sư tử. Mỗi đàn sư tử trung bình có khoảng 15 con.
Tiếng gầm của một con sư tử có thể được nghe thấy từ cách đó 5 dặm (khoảng 8km). Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối. Gót sư tử không chạm đất khi chúng đi bộ. Sư tử có tầm nhìn ban đêm rất tuyệt vời. Đôi mắt của chúng nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với mắt của con người.
Người Ai Cập cổ đại đã tôn thờ sư tử như các vị thần chiến tranh của họ vì sự dữ dội, năng lực và sức mạnh của chúng. Sư tử có thể sống mà không có nước uống trong 4 ngày.
So sánh Hổ-Sư tử: Kẻ nào là chúa sơn lâm?
Con sư tử đực châu Phi có thể dài đến 2,5 m và nặng 272 kg. Trong khi chiều dài 1 con cọp Xi-bia có thể lên đến 3,38 m và nặng khoảng 389 kg trong tự nhiên
Sư tử thường đi săn theo đàn và nhiệm vụ này thường do các con cái trong đàn đảm trách. Trong khi đó lũ đực chỉ có nhiệm vụ trong chừng đám trẻ. Tuy nhiên, khi 1 con đực ra tay thì con mồi thường có kích cỡ lớn hơn chúng rất nhiều, có thể là một con hươu cao cổ. Tuyệt chiêu của chúng là dùng hàm răng sắc nhọn của mình để cắn gãy cổ những con mồi.
Ngược lại, cọp bản năng là loài sát thủ đơn độc. Mưu yêu thích của chúng là nằm phục kích chờ thời cơ con mồi đến gần sẽ ra tay thủ tiêu. Sức mạnh của nó có thể knock out những tên hùm xám chính vì thế tiếng ác chúa tể rừng xanh có phần lẫy lừng hơn vua hoang mạc. Cũng nói thêm, 1 cú tát trời giáng của cọp có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của 1 người bình thường.
Về mặt kỹ thuật chiến đấu, khi nhảy, sư tử có thể sử dụng cả 2 chân trước của mình để chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những trận sáp lá cà, chúng chỉ có thể sử dụng 1 chân trước để chiến, chân còn lại làm nhiệm vụ giữ cân bằng cho cơ thể. Đó là lý do chúng gặp hạn chế trong việc chiếm thế thượng phong về chiều cao.
Trong khi đó, hổ có thể nhảy xa đến 6m, giữ thăng bằng tốt hơn, ra đòn với tốc độ trời giáng và tuyệt chiêu cuối cùng của chúng là vồ bằng 2 chân trước.
Dù cùng họ nhà mèo, nhưng hổ lại có nhiều điểm không giống sư tử như chúng có thể tung hoành cả dưới nước. Ngoài ra chúng cũng có bộ não lớn thứ 2 trong các loài ăn thịt, chỉ sau loài gấu bắc cực.
Thế nên với các phân tích, nghiên cứu trên nhiều người cho rằng hổ có ưu thế hơn sư tử và thực sự là chúa sơn lâm.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Báo đốm trèo tót lên cây khi phát hiện linh cẩu rình rập Cảnh giác cao độ ngay cả khi đang say mồi, báo đốm thông minh thoát khỏi trận giao tranh giữ mồi không đáng có với linh cẩu. Cảnh tượng ghi lại được ở khu bảo tồn động vật hoang dã Idube Game Reserve, Nam Phi khiến nhiều người phải thán phục sự nhanh nhẹn, linh hoạt của một con báo đốm thông minh....