“Báo Đen” MiG-29K – “Thần kiếm” thống lĩnh đại dương của tàu sân bay Ấn Độ
Ngày 11-5, một phát ngôn viên Tập đoàn chế tạo máy bay MiG tại Ấn Độ cho biết, Hải quân Ấn Độ đã biên chế hoạt động phi đội máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB phiên bản hải quân đầu tiên, mang tên “Báo Đen” (Black Panthers).
Buổi lễ biên chế được tổ chức tại một căn cứ không quân ở Dabolim, thuộc bang Goa nằm trên bờ biển phía tây Ấn Độ, có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc D.K. Joshi và Tổng giám đốc Tập đoàn MiG Sergei Korotkov.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Sergei Korotkov cho biết, Tập đoàn MiG không chỉ thuần túy bán các thiết bị hàng không, mà còn chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển qui trình sản xuất tương ứng ở Ấn Độ. Phương hướng hoạt động như vậy mang lại lợi ích cho sự phát triển hợp tác quân sự – kỹ thuật Nga-Ấn.
Phi đội mang số hiệu 303 này bao gồm 12 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29K một chỗ ngồi và 4 chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi, mà Nga đã cung cấp theo hợp đồng năm 2004 với Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Máy bay MiG-29K là một phiên bản hải quân của dòng máy bay chiến đấu trên đất liền MiG-29 do Nga sản xuất. Điểm khác biệt so với phiên bản trước là máy bay MiG-29K được trang bị radar đa chức năng, màn hình hiển thị mới ở buồng lái, bộ phận điều khiển tích hợp, có 2 cánh gấp, một móc hãm máy bay ở phía đuôi, đồng thời được gia cố khung máy bay và tăng cường khả năng đa năng.
Video đang HOT
Máy bay có thể được trang bị nhiều loại vũ khí không đối không và không đối hạm, bom định vị, và nhiều hệ thống vũ khí hiện đại khác.
Máy bay chiến đấu MiG-29K có chiều dài 17,3 m, sải cánh 11,99 m, chiều cao 4,4 m, và có hai phiên bản một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi (MiG-29KUB). Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 24.500 kg và đạt tốc độ tối đa 2 Mach (tương đương 2.400 km/giờ).
Máy bay có phạm vi hoạt động 2.100 km, khi lắp thêm 3 thùng nhiên liệu phụ có thể đạt tới 3.000 km và có trần bay 17.500 m. Sau khi được đưa vào biên chế, nó sẽ trở thành cánh tay nối dài của tàu sân bay Ấn Độ, là “Thần kiếm” tấn công từ trên không giúp biên đội tàu sân bay Ấn chiếm lĩnh các đại dương.
Theo hợp đồng ký năm 2004, Ấn Độ đã đặt mua 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và 4 chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi. Ấn Độ đã nhận lô MiG-29K đầu tiên theo hợp đồng này vào tháng 12-2009.
Đầu tháng 5, Trợ lý tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Chuẩn đô đốc D.M. Sudan, cho biết trong 10 năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ biên chế 3 phi đội máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB (tổng số gồm 45 chiếc) để biên chế trên tàu sân bay. Trước đó, tháng 1-2010, Ấn Độ đã đặt mua thêm của Nga 29 chiếc MiG-29K với tổng giá trị 1,2 tỷ USD.
Các quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết, máy bay chiến đấu MiG-29K, khi kết hợp với tàu sân bay INS Vikramaditya, sẽ “tăng cường sức mạnh của Hải quân bằng khả năng đa năng của mình,” theo Tạp chí Asian News International (ANI).
Dự kiến, tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay. Tàu sân bay này có thể mang theo tối đa 24 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB. Trong tương lai, tàu sân bay INS Vikrant mà Ấn Độ đang tự chế tạo cũng sẽ được trang bị loại máy bay chiến đấu này.
Theo ANTD
Máy bay chiến đấu T-50 sẽ thử nghiệm vào tháng 7
Các thử nghiệm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga tại Trung tâm thử nghiệm bay cấp nhà nước Chkalov ở Akhtubinsk, vùng Astrakhan, miền nam nước Nga có thể bắt đầu vào tháng 7, Trung tướng Viktor Bondarev, Tư lệnh Không quân Nga cho biết.
"Trong hai tháng tới đây", ông cho biết vào hôm thứ Hai, ngày 6-5, khi được hỏi khi nào Trung tâm sẽ bắt đầu thử nghiệm loại máy bay chiến đấu mới này, và cho biết, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm loạt đầu tiên có thể được sản xuất vào năm 2014-2015.
Mikhail Pogosyan, Chủ tịch của United Aircraft Corporation, trước đó cho biết trong tháng 4 Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm bay cấp nhà nước cho T-50 trong năm 2014.
T-50 - Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga
Các máy bay chiến đấu sẽ đi vào phục vụ trong các lực lượng vũ trang của nước này vào năm 2016, chứ không phải vào năm 2015 như đã được công bố trước đó, khi Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại cuộc đối thoại trực tiếp với công chúng Nga hồi tháng 4.
Bộ Quốc phòng trước đó cho biết, các máy bay chiến đấu này sẽ sẵn sàng vào năm 2015.
T-50, còn được gọi là PAK-FA, là máy bay chiến đấu chiến thuật tương lai, bay lần đầu tiên vào tháng 1-2010 và đã được trưng bày cho công chúng tại Moscow Air Show vào năm 2011.
Chiến đấu cơ T-50 được coi là cốt lõi của phi đội máy bay chiến đấu tương lai của Nga, là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm với công nghệ "tàng hình", khả năng siêu cơ động, siêu hành trình (thực hiện bay siêu âm mà không cần sử dụng các buồng đốt lần hai), và một hệ thống điện tử tiên tiến bao gồm cả một radar mạng pha chủ động băng X.
Ấn Độ cũng sẽ mua máy bay chiến đấu dựa trên T-50, được biết với tên gọi FGFA (máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm).
Ông Bondarev cũng cho biết khoảng 60-70 sân bay quân sự sẽ được xây dựng hoặc tái thiết cho không quân Nga vào năm 2020.
Theo ANTD
Các phi đội trực thăng tấn công khủng của Mỹ sẽ dần "mất việc"? Ngày 2-5, Hải quân Mỹ đã thành lập phi đội đầu tiên gồm cả trực thăng có người lái và không người lái, giữa lúc đang có cuộc tranh cãi về việc quân đội nước này sử dụng ngày càng nhiều máy bay không người lái tham chiến. Theo đó, Quân đội Mỹ đã khôi phục phi đội Trực thăng tấn công hàng...