Báo đen hiếm gặp lọt vào máy quay ở khu bảo tồn Goa – Ấn Độ
Một con báo đen đã “lần đầu tiên” lọt vào máy quay ở khu bảo tồn động vật hoang dã Netravali ở phía Nam tiểu bang Goa (Ấn Độ).
Hôm thứ Tư, Thủ hiến Pramod Sawant của tiểu bang Goa, đã đăng trên Twitter bài chia sẻ bức ảnh của một con báo đen lớn được phát hiện trong khu bảo tồn động vật hoang dã của tiểu bang này.
Ông viết “một cái nhìn tuyệt vời về động vật hoang dã phong phú của Goa. Báo đen lọt vào máy quay ở khu Patiem của khu bảo tồn động vật hoang dã Netravali”.
Một quan chức bộ lâm nghiệp tuyên bố rằng họ đang cố gắng tìm hiểu xem có những con báo đen khác trong khu vực hay không, hay đây chỉ là một con báo đơn độc. Ông cũng nói thêm rằng đây là lần đầu tiên một con báo đen lọt vào ống kính máy quay ở khu bảo tồn động vật hoang dã Netravali. Khu vực này chủ yếu là nơi sinh sống của hổ.
Vào thứ Tư, ông Parveen Kaswan, cán bộ lâm nghiệp của Ấn Độ, cũng chia sẻ đoạn phim về một con báo đen ngồi trên cây trong môi trường sống tự nhiên của nó.
Video đang HOT
Lời chú thích cho đoạn phim mà Kaswan chia sẻ: Bạn nhớ #Bagheera trong bộ phim Cậu bé rừng xanh (- Jungle Book). Đây chính là nó. Chúng không phải là một loài riêng biệt, mà chỉ là #con báo thông thường bị bệnh hắc tố. Được tìm thấy từ vùng Kabini đến Darjeeling ở #Ấn Độ. Hình ảnh tuyệt đẹp này được ghi lại bởi Harsha Narasimhamurthy.
Báo đen không phải là một loài khác biệt, mà là một đột biến về màu sắc của báo đốm Ấn Độ. Đôi khi, nó còn bị gọi là báo bị bệnh hắc tố do vẻ ngoài đen tuyền của mình.
Con mèo khổng lồ đen sì này cũng thường xấu hổ giống như các thành viên báo đốm khác trong gia đình của nó, nhưng khó phát hiện hơn. Màu đen che giấu ngụy trang nó một cách hoàn hảo trong rừng sâu, nơi có ít ánh sáng xuyên qua. Điều này mang đến cho nó một lợi thế chọn lọc khi săn mồi, vì con mồi không dễ phát hiện sự tồn tại của nó trong những khu rừng tối tăm.
Báo non ranh mãnh khiến cá sấu nhận cái kết đau đớn
Những hình ảnh mới được ghi lại tại Công viên quốc gia Nam Luangwa, Zambia.
Là một kẻ đi săn đáng sợ, hung thần dưới nước nhưng có vẻ như thi thoảng cá sấu vẫn phải làm mồi cho kẻ khác. Kẻ có thể chén thịt cá sấu rất hiếm, đó thường là báo đốm.
Những hình ảnh mới được ghi lại tại Công viên quốc gia Nam Luangwa, Zambia về số phận con cá sấu dài hai mét đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Một con báo đốm non đã thành công khi giết được cá sấu.
Ngay cả người chụp những bức ảnh này, Edward Selfe cũng phải kinh ngạc trước cảnh tượng anh được chứng kiến dù đã sống ở đây hơn 10 năm.
Những câu chuyện báo đốm săn cá sấu thường xảy ra ở Nam Mỹ, Ấn Độ thế nhưng tại châu Phi thì nó là điều vô cùng hiếm có. Nó diễn ra vào khoảng 6 giờ tối và con báo này mới là một con báo non chưa nhiều kinh nghiệm.
Theo người chụp những bức ảnh, con báo đực non đi uống nước và vô tình gặp cá sấu. Thông thường, nó sẽ bỏ đi bởi có thể trở thành con mồi cho cá sấu nhưng lần này, nó chớp cơ hội tấn công lại đối phương.
Dù chưa nhiều kinh nghiệm nhưng có thể nói, báo đốm lần này đã rất thành công khi giết được cá sấu trong cuộc đối đầu. Một vết cắn xuyên qua xương sọ đã lấy đi sinh mạng của cá sấu.
Một vết cắn ở cổ họng trong trường hợp này sẽ không hiệu quả vì các loài bò sát nhịn thở được rất lâu. Rõ ràng, con cá sấu này rất tinh ranh và tương lai nó sẽ là kẻ thống trị đáng sợ ở khu vực này.
Rõ ràng, nó là kẻ tinh ranh mới có được thành công đến vậy.
Con cá sấu dài hai mét trở thành bữa ăn cho kẻ địch.
Ở châu Phi, nó là câu chuyện vô cùng hiếm gặp.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Hết linh dương tới ngựa vằn cho báo đốm 'ôm' đau đớn Thất bại liên tiếp nhưng báo đốm sẽ có những bài học xương máu cho bản thân. Trong những loài động vật săn mồi, báo đốm là một trong những loài thành công nhất khi vừa khéo léo, tinh khôn lại sở hữu tốc độ đáng kinh ngạc. Thế nhưng, với những con báo non thì chuyện săn mồi cũng không hề dễ...