“Bao đê cho chặt”, ngăn chặn bên ngoài, nới lỏng bên trong
Ban Chỉ đạo quốc gia nhận định, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam như “cánh đồng trũng”, ở bên ngoài nước đang dâng cao, sóng to, gió lớn, do vậy phải “bao đê cho chặt”, bảo đảm an toàn, chỉ như vậy mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế- xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp sáng 6/5 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Ảnh: VGP/Đình Nam
Sáng 6/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn các nội dung: Quản lý người nhập cảnh; ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; giám sát chặt chẽ, sẵn sàng phát hiện, truy vết, khoanh vùng triệt để và dập dịch từ bên trong; tính toán xác suất rủi ro dịch bệnh, nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội như: Dự phòng cá nhân; vận tải hành khách; tổ chức hoạt động thi đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người nơi công cộng; mở lại một số dịch vụ không thiết yếu, kinh doanh, thương mại; bảo đảm an toàn dịch tễ tại trường học, công sở, nhà máy, siêu thị, chợ dân sinh…
Về xác xuất rủi ro dịch bệnh trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết qua theo dõi trong cộng đồng và xét nghiệm, cho thấy kết quả khả quan (không thấy nổi lên các ca bệnh mới), nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng rất thấp. Chúng ta có thể nới lỏng một số biện pháp can thiệp, hạ từ mức bắt buộc sang khuyến cáo.
GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng “điểm cốt tử” để chúng ta thành công trong phòng chống COVID-19 là phải tiếp tục “quyết liệt ngăn chặn từ bên ngoài”. Ở trong nước, chúng ta có thể nới lỏng dần dần nhưng vẫn bảo đảm các điều kiện phòng dịch, phải tôn trọng 3 nguyên tắc: Khẩu trang, khoảng cách và rửa tay.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng rất thấp. Ảnh: VGP/Đình Nam
Các chuyên gia cũng cho rằng vừa qua một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật điều hoà… Theo các chuyên gia, những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khoẻ của các cháu học sinh.
Khuyến nghị của chuyên gia là các cháu học sinh trong lớp học không bắt buộc đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay nhưng giờ ra chơi thì phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ. Các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra nơi công cộng khi không cần thiết.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định: Đến giờ phút này chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh, phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng, mỗi ngày xuất hiện hàng chục nghìn ca nhiễm mới, hàng nghìn người chết. Có thể ví von Việt Nam như ở trong “cánh đồng trũng, ở bên ngoài nước thì nước cao, sóng lớn”. Do vậy, trước tiên chúng ta phải “bao đê cho chặt”, giữ đê cho chắc, nghĩa là phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn, mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo cho rằng cần tiếp tục thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu;cách ly bắt buộc 14 ngày với các hình thức phù hợp đối với người nhập cảnh mang hộ chiếu ngoại giao, chuyên gia, thương gia, gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương… Chưa cho nhập cảnh khách du lịch quốc tế. Quản lý chặt chẽ hoạt động đón người Việt Nam từ nước ngoài về.
Đối với trong nước, Ban Chỉ đạo yêu cầu toàn bộ cơ chế liên ngành (quân đội, công an, y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ) không được nơi lỏng. Tiếp tục củng cố tất cả các cơ chế, các công cụ, nhất là các công cụ công nghệ thông tin, để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng nếu có một ca nhiễm nào đó trong cộng đồng thì lập tức phát hiện được ngay, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Ban Chỉ đạo cho rằng, với hai điều kiện trên, chúng ta có thể tiến hành nới lỏng các biện pháp đã giới hạn từ trước đến nay một cách có khoa học. Nghĩa là, việc nới lỏng phải dựa trên cơ chế lây lan của virus và dựa trên các tính toán về xác suất là mầm bệnh hiện nay trong cộng đồng. Theo tính toán của các chuyên gia, đến giờ phút này chưa thể nói tuyệt đối trong cộng đồng không còn mầm bệnh nhưng xác suất còn mầm bệnh là rất thấp.
Nhấn mạnh tinh thần, phải học tập, sản xuất, sinh hoạt an toàn, Ban Chỉ đạo khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng, bên ngoài các trường học, các trụ sở, công sở. Tại địa điểm công cộng, người dân tránh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người khác, tránh tiếp xúc vào những bề mặt không chắc chắn là không có mầm bệnh và nếu có tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.
Các cơ quan, công sở, nhà máy, siêu thị, bệnh viện, chợ dân sinh, phương tiện giao thông công cộng, hàng quán,… tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện vệ sinh dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo đều thống nhất đề xuất đến thời điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (trừ vũ trường, quán karaoke) với điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1 m; bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe buýt, xe lửa…) nhưng hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… được tổ chức nhưng phải bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch bệnh.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống dịch Covid-19 với ASEAN và Mỹ
Ngày 30-4, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, đã tham dự hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN với Mỹ.
Các đại biểu đã cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19, những hoạt động mà các nước thành viên đang thực hiện, cũng như mong muốn hợp tác về y tế và công tác phòng chống dịch.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia trong công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Đó là vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ với chiến lược: chủ động phòng ngừa - phát hiện sớm - cách ly và điều trị; kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền và huy động mọi nguồn lực tại chỗ với phương châm: chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Mỹ với các nước ASEAN, nhất là trong việc chia sẻ thông tin, các chiến lược ứng phó dịch bệnh, hợp tác nghiên cứu về vaccine, thuốc điều trị và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh tật trong khu vực.
Trao đổi với báo chí mới đây về việc Việt Nam liên tiếp nhiều ngày không ghi nhận người mắc mới trong cộng đồng, TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đánh giá, Việt Nam đang kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả bằng việc kích hoạt sớm hệ thống ứng phó và cách tiếp cận toàn xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ cấp cao nhất. "Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã thành công trong công tác kiểm soát để làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh..."- TS Kidong Park khẳng định và cảnh báo nguy cơ lây nhiễm vẫn còn vì trên thế giới, Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên cần chuẩn bị ứng phó ngay với những tác động của dịch lên hệ thống y tế.
Liên quan tới một số thông tin về việc sai phạm trong đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế, hệ thống xét nghiệm RT-PCR phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế đề nghị xử lý thật nghiêm đối với những đơn vị nâng giá mua sắm trang thiết bị này. Từ ngày 13-3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị điều tra sai phạm trong quá trình mua sắm ở một số tỉnh thành.
Chiều tối 30-4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày cả nước tiếp tục không ghi nhận thêm người mắc Covid-19 và là ngày thứ 14 liên tiếp không có ca bệnh mới trong cộng đồng. Số người mắc Covid-19 vẫn là 270, trong đó có 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 34.836 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 316 người, còn lại cách ly tập trung tại cơ sở khác, tại nhà và nơi lưu trú. Trong ngày, cả nước có thêm 1 ca được công bố khỏi bệnh là bệnh nhân thứ 268 (nữ 16 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang). Đồng thời ghi nhận 1 ca dương tính trở lại (bệnh nhân thứ 92, du học sinh từ Pháp về, đã được Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TPHCM, công bố khỏi bệnh ngày 14-4). Tới tối 30-4, Việt Nam đã có 219/270 ca được công bố khỏi bệnh.
* Thông tin từ Sở Y tế TPHCM, đến cuối ngày 30-4, TP ghi nhận 54 ca mắc Covid-19, trong đó có 49 ca đã xuất viện, 5 ca đang điều trị (gồm 4 ca tái dương tính sau xuất viện và ca thứ 91 - phi công người Anh). Ngành y tế TP tăng cường rà soát, xét nghiệm kiểm tra đối với bệnh nhân sau khi xuất viện.
Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc chăm lo nhân dân Thời gian qua, UBMTTQVN huyện Châu Thành (An Giang) cùng các tổ chức thành viên luôn tích cực triển khai những nhiệm vụ cụ thể, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần...