Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong án phạt tù
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Chú trọng công tác quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giúp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành chức năng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Công văn số 1753-CV/VPTW ngày 13/10/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng; xác định công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; đồng thời, tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm.
Phạm nhân được gặp mặt người thân tại “ Hội nghị gia đình phạm nhân”. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Cụ thể, Bộ Công an tiếp tục chủ trì giúp Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2011/NĐ-CP phối hợp với các bộ, ngành, liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách pháp luật, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; tăng cường phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về tái hòa nhập cộng đồng qua các phương tiện thông tin, trang thông tin điện tử (website), các ấn phẩm chuyên đề…
Theo văn bản này, Công an các đơn vị, địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2011/NĐ-CP. Chú trọng công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa tái phạm tội và xây dựng, nhân rộng các mô hình, cá nhân điển hình trong công tác tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, truyền nghề cho phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam, nhà giam giữ, trại viên trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trong các trường giáo dưỡng.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương, các hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội và Nhân dân trong việc xóa bỏ định kiến, kỳ thị và quan tâm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; kịp thời tuyên truyền, biểu dương, khích lệ, nhân rộng những mô hình hiệu quả, cá nhân điển hình trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người thực hiện xong hình phạt
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) chỉ đạo cơ quan LĐTB&XH các cấp phối hợp với cơ quan chức năng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.
Cán bộ, chiến sĩ Trại giam Xuân Lộc quyên góp “Quỹ tấm lòng vàng” giúp đỡ phạm nhân hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù, người sắp chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
Video đang HOT
Nghiên cứu, hướng dẫn việc đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam, nhà giam giữ, trại viên trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trong các trường giáo dưỡng.
Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Chỉ đạo Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp các địa phương cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự rà soát và lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người chấp hành xong án phạt tù khi có đủ điều kiện theo luật định.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục, dạy nghề, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Quan tâm thực hiện tốt công tác tiếp nhận, bố trí sử dụng và giải quyết chính sách đối với người trước khi bị phạt tù là quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng giúp họ ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng.
Các bộ, ngành khác có liên quan phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Nhân rộng các mô hình, cá nhân điển hình
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội và nhân dân trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Chú trọng quan tâm công tác tư vấn, đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm, xây dựng, nhân rộng các mô hình, cá nhân điển hình, các loại hình Quỹ xã hội để quản lý, giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Chủ động nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp quy định của pháp luật và thực tiễn địa phương để khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; lập dự toán chi thường xuyên hàng năm và đảm bảo kinh phí từ ngân sách, đồng thời huy động các nguồn lực khác của địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công tác phòng, chống tội phạm tại địa phương; trong từng giai đoạn, tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP.
Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp giữa các tổ chức thành viên, trước hết là các tổ chức chính trị – xã hội với Công an cùng cấp tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, lồng ghép trong thực hiện các Đề án, chương trình, cuộc vận động, phong trào đang triển khai ở địa phương; thực hiện trách nhiệm giám sát và phản biện đối với các chính sách giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai thực hiện. Hằng năm, trước ngày 15 tháng 12 báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Công an giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
V.T/Báo Tin tức
"Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước có quyền lực của vị tổng tư lệnh chống tham nhũng"
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão phân tích, Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước giúp chức danh Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng có thẩm quyền hoàn chỉnh hơn, quyền lực khi đó là cao nhất, là vị tổng tư lệnh chỉ đạo trên mặt trận chống tham nhũng...
Thống nhất chức danh Tổng Bí thư với Chủ tịch nước là sự kết hợp rất tốt
- Việc TƯ giới thiệu Quốc hội để bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, có ý kiến lo ngại việc này dẫn đến sự tập trung quyền lực quá lớn vào một cá nhân. Quan điểm của ông?
- Việc Ban chấp hành TƯ họp và giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để trình ra Quốc hội bầu vào chức danh Chủ tịch nước thời điểm này là phù hợp và cũng chín muồi. Trong lịch sử Việt Nam, Bác Hồ vừa là Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Ở thời điểm đó, mô hình này rất phù hợp, thuận lợi cho quan hệ trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, khi Bác Hồ mất, năm 1969, do hoàn cảnh, bối cảnh nhân sự cụ thể khi đó, kết hợp giữa yêu cầu chính trị với đấu tranh thống nhất đất nước, các chức danh được chia ra, Tổng Bí thư Đảng là Lê Duẩn, Chủ tịch nước là Tôn Đức Thắng.
Đến giờ, trong bối cảnh đất nước bị khuyết vị trí Chủ tịch nước thì việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước là rất phù hợp. Xét về công việc, sự thống nhất chức danh Tổng Bí thư với Chủ tịch nước là sự kết hợp rất tốt, quan hệ đối nội, đối ngoại đều thuận.
Còn lo ngại về việc quyền lực quá tập trung thì bản chất vấn đề không nằm ở việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước mà nằm ở quy định về chức danh Tổng Bí thư trong điều lệ Đảng.
Ông Vũ Mão nguyên là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội
- Vậy cơ chế nào để thực hiện việc kiểm soát quyền lực trong trường hợp này, thưa ông?
- Thời kỳ Tổng Bí thư Lê Duẩn, dù ông không phải là Chủ tịch nước nhưng quyền vẫn rất lớn, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Nhưng trong thời bình, thời kỳ ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, nhất là nhà nước pháp quyền, nếu không tỉnh táo, cảnh giác, xây dựng quy định rõ ràng cả trong điều lệ Đảng và trong pháp luật của nhà nước thì dễ dẫn đến tập trung quyền lực, siêu quyền lực, độc quyền và độc tài.
Tôi thì có nguyện vọng Đảng thực hiện sửa đổi, bổ sung điều lệ cho phù hợp với tình hình mới. Điều lệ Đảng hiện tại không quy định rõ Tổng Bí thư có bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn, Ban Bí thư, Bộ Chính trị có bao nhiêu... Điều lệ mới chỉ nêu nguyên tắc Đại hội bầu ra Ban chấp hành TƯ, Ban chấp hànhTƯ họp lần thứ nhất bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư trong tổng số uỷ viên Bộ Chính trị, bầu UB Kiểm tra TƯ. Trong khi đó, Hiến pháp hiện quy định rất rõ Chủ tịch nước có 6 nhiệm vụ, quyền hạn...
Vậy nên với chức danh Tổng Bí thư, mọi việc tuỳ thuộc nhiều vào việc tự xác định của vị đó. Trong thực tế, đã có lúc chúng ta phải xử lý những trường hợp lạm quyền, vượt quyền.
TƯ đề ra việc kiểm soát quyền lực rất đúng nhưng quan trọng là xác định cần làm thế nào để việc đó không chỉ là khẩu hiệu hô hào mà phải được thực hiện bằng cơ chế, bằng quy định pháp luật.
Tôi mừng là vừa qua, tại hội nghị 8, TƯ đã quyết đinh thành lập tiểu ban nghiên cứu, sửa đổi điều lệ đảng. Làm được như vậy thì mới hi vọng kiểm soát được quyền lực.
- Cũng có ý kiến cho rằng, lựa chọn được cá nhân có đủ điều kiện, tố chất lãnh đạo, trong sáng, đạo đức thì có thể an tâm với việc tự điều tiết, kiểm soát được hành động?
- Theo tôi, kiểm soát quyền lực trước hết phải trông vào hệ thống cơ chế chính sách pháp luật vì mỗi cá nhân, nói theo đạo Phật, đều tham sân si, người nào cũng đều có ưu có khuyết, có ánh sáng và có bóng tối, có ban ngày và có ban đêm. Nên bảo để tự cá nhân điều tiết bản thân thì đòi hỏi sự rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên, liên tục nhưng trước hết vẫn là cần có cơ chế chính sách để xác định người đó được làm gì, không được làm gì để tự "căn ke" đồng thời để cử tri, nhân dân giám sát được. Nói thật, ai nói mạnh được.
Ngoài ra cũng cần xây dựng suy nghĩ thường trực trong mỗi con người tư duy về nhà nước pháp quyền thì mới có được sự kiểm soát hiệu quả.
Tổng tư lệnh trên mặt trận chống tham nhũng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua 2 nhiệm kỳ đảm nhiệm vị trí người lãnh đạo cao nhất của Đảng để lại dấu ấn đậm nét nhất trên mặt trận chống tham nhũng. Việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ tác động thế nào tới công tác này?
- Tôi nghĩ là việc này sẽ có thuận lợi thôi. Tổng Bí thư là Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng là mô hình tốt, thời gian qua đã đem lại hiệu quả nhất định.
Cũng vì đó mới chỉ là ở bên Đảng nên trong nhiều vụ việc, vấn đề, sau kỷ luật Đảng, những đề nghị xử lý về mặt chính quyền, theo đó, còn phải chờ. Giờ Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, làm Trưởng Ban chỉ đạo thì thẩm quyền hoàn chỉnh hơn. Trên thực tế, Ban chỉ đạo hiện vẫn đủ thành phần lãnh đạo bên Đảng (Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ), bên Chính phủ (Phó Thủ tướng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an...), bên Quốc hội (Phó Chủ tịch Quốc hội)... tức về thực chất, đó là Ban chỉ đạo thống nhất của cả Đảng và nhà nước. Vậy thì với việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước thì cấn cho Ban Chỉ đạo cái tên đầy đủ, hoàn thành thủ tục pháp lý cho chặt chẽ, chính danh.
- Lại có ý kiến cho rằng, gánh thêm nhiệm vụ của Chủ tịch nước có thể làm Tổng Bí thư bị phân tán, thiếu tập trung cho phần công việc được đánh giá cao nhất này?
- Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước thì quyền lực là cao nhất, là tổng tư lệnh chỉ đạo trên mặt trận chống tham nhũng. Vấn đề là phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Nếu trước đây, Tổng Bí thư chỉ phải tập trung cho công tác Đảng, thì giờ, khi đồng thời là Chủ tịch nước, ông phải dành 50% cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu nhà nước. Phải làm cả 2 nhiệm vụ, không thể nói bên này nặng, bên kia nhẹ.
Điều đó dẫn tới việc phải tăng cường thêm nội hàm công việc cho chức danh Thường trực Ban Bí thư mà lâu nay chức năng, quyền hạn thực hiện còn hơi "non". Thời Bác Hồ làm Chủ tịch Đảng, trong Đảng có Bí thư thứ nhất là chuyên trách công tác Đảng, có thẩm quyền được quy định rõ. Vậy với Bí thư thường trực giờ cũng cần tính toán cơ chế, chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp.
- Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Giá nước khoáng bằng nửa lít xăng, trong cuộc họp có cụ Mười chỉ uống chè xanh "Thời điểm giá nước khoáng còn rất đắt nên cụ Đỗ Mười thường nói: Một chai nước khoáng bằng nửa lít xăng, nên trong các cuộc họp có thể dùng nước chè xanh", ông Phan Trọng Kính - trợ lý cố Tổng Bí thư Đỗ Mười nói. Gần nửa thế kỷ làm trợ lý, ông Phan Trọng Kính cho rằng, cố Tổng Bí...