Bảo đảm nhu cầu mua bán thuận tiện, văn minh
Nhiều chợ truyền thống được nâng cấp, cải tạo hoặc dần thay thế bằng mô hình chợ – trung tâm thương mại (TTTM) đã góp phần tạo nên diện mạo mới của Thủ đô. Tuy nhiên, để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển của đô thị, rất cần có sự rà soát, bảo đảm bố trí đủ chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua – bán thuận tiện cho cả tiểu thương và người dân.
Chợ Hàng Da sau khi được cải tạo thành trung tâm thương mại đã không còn hút khách như chợ truyền thống xưa. Ảnh: Huy Khánh
Chợ đẹp vẫn vắng khách
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời kỳ đổi mới, hệ thống chợ – TTTM của Hà Nội đã có sự thay da, đổi thịt nhanh chóng, mang lại diện mạo văn minh, hiện đại cho Thủ đô. Nếu những khu chợ nức tiếng một thời của Hà Nội như: Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hôm – Đức Viên, chợ Mơ, chợ Hàng Da… từng là địa điểm bán buôn tấp nập thì nay, khi các siêu thị – TTTM hiện đại được quy hoạch bài bản lại là những địa điểm mua sắm ưa thích của người dân Thủ đô. Hàng loạt siêu thị, TTTM lớn như: Vincom, Aeonmall, Big C, Pico… tập trung tại các khu đông dân cư, hạ tầng kỹ thuật tốt, không chỉ tạo thói quen mua sắm theo hướng văn minh, hiện đại, mà còn trở thành điểm vui chơi, thư giãn cho người dân, góp phần nâng cao đời sống dân sinh.
Bên cạnh việc phát triển của các TTTM hiện đại, TP Hà Nội cũng ưu tiên cải tạo, nâng cấp các chợ truyền thống để phù hợp với sự phát triển của đô thị. Từ năm 2003 đến nay, TP Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo 7 chợ kết hợp TTTM, gồm: chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng), chợ Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), Trung Hòa (quận Cầu Giấy), Thanh Trì (huyện Thanh Trì). Tuy nhiên, một số chợ truyền thống trước đây vốn rất đông đúc, sau khi chuyển đổi công năng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Sự bất tiện khi mua bán khiến người dân quay lưng với chợ – TTTM, khiến hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư bị lãng phí.
Công trình chợ – TTTM Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, với quy mô 7 tầng nổi, 2 tầng hầm; trong đó, khu vực chợ truyền thống bố trí tại tầng hầm thứ nhất. Thế nhưng, sau 6 năm khai trương, tỷ lệ ki ốt trống khá cao. Thậm chí, trong những ngày cuối tuần, không khí mua bán ở đây cũng rất buồn tẻ. Chị Thu Trang, nhân viên một ki ốt kinh doanh đồ khô trong chợ – TTTM Cửa Nam cho biết, dù việc bán hàng tại chợ được tổ chức theo tiêu chí văn minh, lịch sự, có niêm yết giá bán rõ ràng, mặt hàng tươi ngon, bảo đảm vệ sinh, nhưng hàng hóa vẫn không cạnh tranh được với chợ “cóc” bên ngoài. Bà Nguyễn Thị Thu, chủ cửa hàng kinh doanh giày, dép buồn bã: do giao thông không thuận tiện, lại phải gửi xe, nên khách vào mua hàng không được như trước. Kinh doanh ế ẩm nhiều năm nay nhưng tiểu thương vẫn tiếc nuối, cố bám trụ, không đành bỏ chợ vì họ đã đầu tư một phần vốn góp không nhỏ khi xây dựng chợ. “Nhiều người muốn bán ki ốt cũng không ai mua vì kinh doanh trong chợ ế ẩm quá” – bà Nguyễn Thị Thu nói. Tương tự, chợ Mơ sau khi cải tạo kết hợp với TTTM cũng không tránh khỏi tình trạng đìu hiu. Dù phiên chợ truyền thống vào các ngày 2, ngày 7 mỗi mười ngày âm lịch vẫn được duy trì, nhưng chỉ chưa đầy một năm, chợ Mơ đã vơi phần lớn cả người mua lẫn người bán…
Vì sao?
Nhận xét về việc nhiều khu chợ truyền thống đang xập xệ, sau khi được cải tạo thành chợ – TTTM sạch đẹp, văn minh nhưng lại vắng khách, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, chủ trương xây TTTM là đúng, nhưng khi thực thi lại sai từ khâu thiết kế. Địa điểm đặt chợ phần lớn ở những khu đất “vàng” của thành phố, chủ đầu tư chỉ quan tâm xây dựng công trình cao tầng, “cắt ngọn” cho thuê văn phòng, dịch vụ, trong khi để bà con tiểu thương phải tự xoay xở dưới tầng hầm. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau, thịt, cá… bị dồn hết xuống tầng hầm, không điều hòa, bãi đỗ xe không thuận lợi, giá gửi xe cao… khiến chợ mất khách. Kết quả, chợ truyền thống mất dần, TTTM mới mọc lên đìu hiu, ế ấm.
Video đang HOT
Theo PGS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương và các địa phương cần có định hướng lại, việc sắp xếp quy hoạch chợ phải có vị trí, địa điểm phù hợp. Đồng quan điểm, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, phải giữ được bản chất chợ truyền thống của người Việt. Chợ bình dân, không cần cầu kỳ đi bằng thang máy, mà cái chính là phải thuận lợi để mọi người dễ dàng mua bán.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển của đô thị, UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình chợ – TTTM, bảo đảm bố trí đủ chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua – bán thuận tiện cho cả tiểu thương và người dân. Đối với những dự án chợ – TTTM đã phê duyệt nhưng chậm triển khai, Sở Công Thương sẽ tổng hợp báo cáo thành phố, xem xét lại quy hoạch.
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có quyết định dừng triển khai dự án chợ – TTTM Châu Long vì đã quá thời hạn đầu tư; đồng thời, giao UBND quận Ba Đình nghiên cứu, lập dự án xây dựng, cải tạo chợ Châu Long theo mô hình chợ truyền thống. Quận ứng vốn thực hiện và hoàn vốn từ thu phí dịch vụ các hộ kinh doanh; thiết kế kiến trúc kết cấu thép linh hoạt, gọn nhẹ, bảo đảm trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động và phòng cháy chữa cháy. Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, thành phố sẽ giao cho UBND các quận, huyện rà soát lại quỹ đất, nhất là những nơi chưa có chợ truyền thống, để bố trí xây dựng. Các chợ truyền thống đang hoạt động hiệu quả sẽ được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu dân sinh; đồng thời, kiên quyết giải tỏa các chợ “cóc”, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị.
Hà Nội: Dừng triển khai dự án Trung tâm thương mại Châu Long – Chợ sẽ được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp theo theo mô hình chợ truyền thống. Quận Ba Đình sẽ ứng vốn thực hiện và hoàn vốn từ thu phí dịch vụ các hộ kinh doanh theo đúng quy định. Thanh Hiền
Theo_Hà Nội Mới
Tiếp tục rà soát, di dời các trạm BOT bảo đảm khoảng cách
Liên quan đến việc các trạm thu phí BOT dày đặc và tăng phí trên tuyến quốc lộ khiến người dân "ngạt thở", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đã tiến hành di dời, bố trí lại các trạm để phù hợp với Thông tư 159 của Bộ Tài chính và tiếp tục rà soát các trạm còn lại.
Trạm thu phí BOT QL1 tại km 604 700 xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình. Ảnh: Báo Giao thông
Gần đây, nhiều tỉnh đã kiến nghị Bộ GTVT giảm phí qua các trạm BOT, ý kiến của Bộ GTVT như thế nào về vấn đề này, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trong quá tình xây dựng các dự án BOT, Bộ GTVT cũng như Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí (3 năm dựa trên mức tăng CPI cả nước), cũng như lộ trình hoàn vốn để bảo đảm lợi ích các bên. Các dự án đều có quá trình chuẩn bị kỹ, lộ trình rõ ràng.
Để giải quyết thấu đáo, bảo đảm sức chịu đựng của người dân, Bộ GTVT đã xem xét tổng thể.
Đối với các trạm thu phí trên cao tốc, hầu hết là đang thu với mức 1.500 đồng/km, trừ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng vừa đề xuất tăng phí lên 2.000 đồng/km trên cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, nhưng Bộ tạm thời chưa duyệt, còn tính toán thời điểm tăng phù hợp.
Còn các trạm BOT trên các tuyến quốc lộ thì thu theo phương án tài chính đã được phê duyệt, phổ biến từ 30.000-35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn, một số trạm là 45.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn. Bộ cũng đã tính toán kỹ đến yếu tố đầu vào đầu ra, bảo đảm hoạt động đi lại của người dân.
Hiện nhiều trạm BOT đến thời điểm tăng phí theo lộ trình, nhưng Bộ GTVT đang xem xét tính toán lưu lượng phương tiện, cũng như sức chịu đựng của người dân vùng dự án để xem xét lộ trình tăng hợp lý.
Để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp, Bộ GTVT đã đề nghị nhà đầu tư BOT tăng cường vé tháng. Với loại vé này doanh nghiệp đã được giảm 15-20%, với người dân vùng quanh trạm BOT thì xem xét giảm cả giá vé tháng, ví dụ trạm BOT Hòa Bình, Hạc Trì.
Lộ trình tăng phí theo chỉ số CPI cụ thể như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trong quá tình xây dựng dự án BOT, Bộ GTVT và Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí theo CPI cũng như lộ trình hoàn vốn để bảo đảm lợi ích các bên. Các dự án này có quá trình chuẩn bị kỹ, có lộ trình rõ ràng. Trong quá trình xây dựng trạm giai đoạn 2011-2015, sau 3 năm sẽ xem xét tăng phí, nay đã đến giai đoạn các trạm tiến hành tăng phí theo lộ trình.
Trong lộ trình, cứ 3 năm một tính mức độ tăng trưởng trượt giá như thế nào để đưa về mức phí BOT cho phù hợp, tăng giảm điều chỉnh theo CPI bình quân của 3 năm.
Giai đoạn từ 2010-2013, gần như không tăng một chút nào, thậm chí năm 2010 có những trạm chỉ 10.000 đồng/lượt, sau đó phải điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
Nhưng trên nhiều tuyến đường khoảng cách các trạm BOT không bảo đảm tối thiểu 70 km?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Phần lớn các trạm BOT trên cùng một tuyến đường đều bảo đảm khoảng cách tối thiểu là 70 km/trạm, nhưng cũng có một số trạm có khoảng cách 50-60 km vì không có vị trí đặt trạm phù hợp.
Vừa qua, Bộ GTVT đã rà soát và di dời một số trạm để phù hợp với quy định. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát để có hướng xử lý phù hợp với toàn bộ trạm BOT trên cả nước.
Bộ GTVT có tính đến phương án mua lại một số trạm BOT trên quốc lộ để giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp không, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Chúng ta kêu gọi dự án BOT, huy động nguồn vốn xã hội là do ngân sách Nhà nước khó khăn, nếu có tiền thì ngân sách Nhà nước đã đầu tư luôn rồi. Theo tính toán, khi nền kinh tế phát triển, GDP đầu người phải đạt ngưỡng trên 15.000 USD/năm thì mới có thể tính đến phương án mua lại, còn hiện chúng ta mới đạt xấp xỉ 3.000 USD/người/năm thì rất khó.
Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta chưa có đánh giá tác động tổng thể của các dự án BOT lên sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp. Ông nghĩ sao về các ý kiến này?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Khi xây dựng Thông tư 159 thì Bộ Tài chính đã yêu cầu, các trạm BOT phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu 70 km/trạm là đã tính đến việc này. Nếu chúng ta giảm xuống tối thiểu 50 km/trạm thì tình hình sẽ khác ngay.
Các nước đưa ra thời gian chuẩn để thu hồi vốn đối với một trạm BOT là 20-30 năm, Việt Nam lấy mức trung bình là 25 năm. Từ mức này chúng ta sẽ xây dựng mức phí mỗi trạm trong suốt giai đoạn thu phí hoàn vốn.
Nếu so sánh với hầu hết các nước thì phí đường bộ BOT của Việt Nam rẻ nhất Đông Nam Á.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Dân hoang mang vì góp vốn vào dự án không phù hợp quy hoạch Những hộ dân góp vốn vào dự án ở Bắc Cổ Nhuế - Chèm (Hà Nội) đang đứng trên đống lửa vì nhận thông báo không phù hợp với quy hoạch. Một số hộ dân góp vốn vào dự án "Tổ hợp công trình căn hộ cao cấp để bán, văn phòng cho thuê và công cộng" ở Bắc Cổ Nhuế - Chèm...