Bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) ban hành ngày 17-10-2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-12-2018.
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là việc điều chỉnh, bổ sung các nhóm đối tượng tham gia BHYT, đây được xem là việc bảo đảm yếu tố công bằng, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT, bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe và tiến tới BHYT toàn dân. Để làm rõ hơn về vấn đề này, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT ( Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) NGUYỄN TÁ TỈNH (trong ảnh) có cuộc trao đổi ý kiến.
Phóng viên (PV): Nghị định 146 bổ sung một số nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng BHYT. Đồng chí có thể cho biết cụ thể là nhóm đối tượng nào?
Đồng chí Nguyễn Tá Tỉnh: Tại Nghị định 146 đã bổ sung thêm nhóm đối tượng do NSNN đóng gồm có: Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Thanh niên xung phong cơ sở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được Nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (không tham gia tại các nhóm khác). Bổ sung nhóm do người sử dụng lao động đóng, gồm: thân nhân công nhân, viên chưc quốc phòng, công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang phuc vu trong quân đọi, công an và cơ yếu.
Bên cạnh đó, cũng điều chỉnh các nhóm đối tượng như: người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hằng tháng chuyển từ nhóm do Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng sang nhóm do NSNN đóng theo quy định của Luật BHXH.
Đồng thời, tách người nghèo thành hai nhóm: Người nghèo theo tiêu chí về thu nhập; người nghèo đa chiều thiếu hụt về BHYT (NSNN đóng BHYT). Và người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thiếu hụt BHYT (NSNN hỗ trợ 70%).
Việc bổ sung, điều chỉnh các nhóm tham gia BHYT nêu trên là bảo đảm tính công bằng, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT và góp phần tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT.
Video đang HOT
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2017 có hơn 34,2 triệu đối tượng được NSNN đóng BHYT, chiếm khoảng 42% tổng số người tham gia BHYT. Nguồn kinh phí NSNN đóng cho nhóm đối tượng này là 25.190 tỷ đồng, chiếm khoảng 31% số thu BHYT của cả nước. Ngoài ra, NSNN còn hỗ trợ đóng BHYT cho gần 16,6 triệu người với mức hỗ trợ từ 30 đến 70%. Ngân sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này khoảng 4.095 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Đảng, Nhà nước đã và đang có sự quan tâm rất lớn đến người dân, nhất là nhóm đối tượng yếu thế và NSNN đang có sự hỗ trợ lớn đến các đối tượng hưởng chính sách BHYT.
PV: Bên cạnh các nhóm đối tượng được bổ sung, đối với những người thuộc hộ cận nghèo, Nhà nước có mức hỗ trợ như thế nào trong việc mua thẻ BHYT với đối tượng này, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Tá Tỉnh: Theo quy định của Nghị định 146, người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo (trừ đối tượng cận nghèo sinh sống tại các huyện nghèo nêu trên) được hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT.
UBND, HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác sẽ quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại Nghị định số 146. Trên thực tế, hiện nay ngoài việc bố trí nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ 30% còn lại, có một số địa phương đã dành nguồn ngân sách hỗ trợ nhiều hơn thế cho nhóm đối tượng này.
PV: Trong lộ trình tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, chúng ta vẫn còn nhóm khá lớn đối tượng chưa tham gia BHYT. Để thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, chúng ta cần phải có những giải pháp gì? Và Nghị định 146 có những đổi mới cơ bản nào để đạt mục tiêu này, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Tá Tỉnh: Năm 2018, theo thống kê của BHXH Việt Nam, số người tham gia BHYT khoảng 83,5 triệu người, đạt tỷ lệ 88,5% số dân (vượt 3,3% so với chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020).
Để mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT, Nghị định 146 đã quy định bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT; hỗ trợ từ ngân sách và huy động các nguồn hợp pháp khác cho người tham gia BHYT; ngoài ra, một số các quy định thanh toán đã tạo điều kiện cho người tham gia BHYT có cơ hội được tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng hơn. Thí dụ, trường hợp người bệnh được cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở KCB tuyến xã được hưởng quyền lợi theo quy định. Bên cạnh đó, còn có quy định bổ sung quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp cơ sở KCB gửi mẫu bệnh phẩm, chuyển người bệnh đến cơ sở khác để thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; sửa đổi các quy định về giao tổng mức thanh toán, nâng cao trách nhiệm của cơ sở KCB trong việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí được giao có hiệu quả hơn; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB; quy định cụ thể hơn về Hợp đồng KCB BHYT… nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm phát triển bền vững chính sách BHYT.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo NDĐT
Được hưởng quyền lợi cao hơn khi tham gia BHYT 5 năm liên tục
Với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Tham gia BHYT 5 năm liên tục chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở khi KCB BHYT
THÚY ANH
Ngày 1.1.2019, Bộ Y tế cho biết Thông tư 39/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc (thay thế Thông tư 15/TT-BYT ngày 30.5.2018) có hiệu lực thi hành từ ngày 15.1.2019.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân có tham gia vào quá trình KCB và thanh toán, quyết toán chi phí KCB theo chế độ BHYT. Giá các dịch vụ KCB quy định tại thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.
So với các quy định hiện hành, không thay đổi cơ cấu giá KCB mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1,15 triệu đồng (theo quy định tại Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27.6.2013) sang mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng (theo quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15.5.2018).
Theo đó, mức giá điều chỉnh tăng bình quân 3,23%, trong đó giá khám bệnh, giường/ngày tăng bình quân 11,1%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3,01%.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, điều chỉnh tăng giá lần này sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng... vì được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100%.
Đối với người cận nghèo, chỉ phải đồng chi trả 5% (trong khi tỷ lệ điều chỉnh giá tăng bình quân 3,23%) nên mức độ tác động không đáng kể. Với trường hợp có thẻ BHYT, phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì phần đồng chi trả chỉ tăng bình quân 3,23% trong số đồng chi trả 20% đó.
Đáng chú ý, với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu KCB đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Bên cạnh đó, Thông tư 39/2018 cũng quy định các cơ sở KCB phải sử dụng số kinh phí tương đương với chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ đã kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, ngày giường điều trị (BV hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2 tương đương với 5% mức giá; BV hạng 3, hạng 4, chưa phân hạng tương đương với 3% mức giá) để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng khu vực khám bệnh, các khoa điều trị... bảo đảm điều kiện chuyên môn, vệ sinh, an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
Theo Thanhnien
Từ năm 2019 không in mới, không đổi thẻ BHYT BHXH Việt Nam cho biết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thẻ BHYT, từ năm 2019 hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây. Ngoài ra, trên thẻ mới chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày nào, bỏ quy định ghi giá trị...