Bảo đảm đúng tiến độ dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
Ngày 12-9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về các dự án giao thông vận tải (GTVT), thảo luận một số vấn đề trong lĩnh vực hàng không, cao tốc đường bộ, đường sắt đô thị…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu ngành GTVT phải chủ động hơn nữa, tập trung hơn nữa trong việc giải quyết các thủ tục, vướng mắc; tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt các dự án, chương trình, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc, sân bay và các lĩnh vực khác. Ngành GTVT, các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT phải tổ chức công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định, đơn vị nào không hoàn thành cần xử lý nghiêm. Thủ tướng cũng cho rằng, có sự trì trệ trong xử lý một số lĩnh vực, vì vậy Bộ GTVT cần phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, giao công việc có thời hạn rõ hơn, tìm ra nguyên nhân chậm trễ để khắc phục. Cần phân biệt việc gì Nhà nước làm, việc gì xã hội hóa để phát huy nguồn lực tổng hợp, phát triển ngành GTVT.
Về các kiến nghị của Bộ GTVT đối với một số dự án, vấn đề cụ thể, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu bảo đảm đúng tiến độ với dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: cơ bản thông xe vào năm 2020 và khánh thành vào năm 2021. Về vấn đề khai thác bay của các cảng hàng không, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm hoạt động bình thường, an toàn ở tất cả các sân bay; chủ động khắc phục những bất cập hiện nay ở các sân bay lớn. Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị có liên quan bảo đảm hoạt động bình thường của 2 sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, không để xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến an toàn bay. Với việc quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng yêu cầu phải thường xuyên chỉ đạo xử lý. Bộ GTVT cần công khai, minh bạch các dự án đầu tư trong hạ tầng hàng không; dự án nào Nhà nước làm, dự án nào xã hội hóa để có kế hoạch triển khai và huy động nguồn lực hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Về vướng mắc trong triển khai dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, do Bộ GTVT quản lý, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thúc đẩy giải quyết, chủ trì xử lý những vấn đề đặt ra, đồng thời nhấn mạnh việc sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào hoạt động. Các tuyến đường sắt đô thị còn lại ở Hà Nội và TPHCM, Bộ GTVT rà soát lại, chủ trì giải quyết vấn đề về tiến độ, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về hệ thống các tuyến đường sắt này. Về triển khai hệ thống thu phí không dừng, Thủ tướng yêu cầu, chậm nhất đến ngày 31-12-2019, các trạm BOT phải triển khai.
LÂM NGUYÊN
Theo SGGP
Tiền Giang quyết đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận
Tỉnh Tiền Giang cam kết sẽ phối hợp, đồng hành với doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo tiến độ của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Sáng 8/5, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cùng các Liên doanh các Nhà đầu tư đã ký phụ lục hợp đồng của Hợp đồng Đầu tư xây dựng dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT.
Quang cảnh buổi ký phụ lục hợp đồng.
Trước đó, để góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Thường trực Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông Vận tải sang UBND tỉnh Tiền Giang. Việc chuyển đổi nhằm giúp đẩy nhanh giải quyết các vấn đề pháp lý đã vướng mắc trước đây và thực hiện mục tiêu thông tuyến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2020, đưa dự án vào khai thác năm 2021.
Buổi ký kết là một bước xác nhận trách nhiệm của các bên trong việc tháo gỡ các "nút thắt đã đình trệ gây chậm tiến độ 10 năm qua" của dự án, xác định cụ thể trách nhiệm của các bên trong thời gian tiếp theo của dự án. Một số điều khoản không còn phù hợp theo quy định của pháp luật sẽ được điều chỉnh nhằm tháo gỡ nhiều vướng mắc đã tồn tại nhiều năm qua, để thúc đẩy triển khai tiến độ dự án theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Thông qua lễ ký kết, các bên cũng đã cam kết sẽ tiếp tục phối hợp, tiếp tục đồng hành để tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thời gian tới, đảm bảo các mốc chính tiến độ của dự án.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang chậm tiến độ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, việc tiếp nhận là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận là trọng trách rất lớn của tỉnh Tiền Giang. Tỉnh đã giải phóng mặt bằng đạt khoảng 98%. Còn gần 2% mặt bằng còn lại, ông Tuấn cam kết sẽ khẩn trương hoàn thành trong thời gian tới.
"Về chi phí giải toả đền bù 2% còn lại của dự án, nếu ngân sách trung ương phân bổ không kịp tỉnh sẽ ứng kinh phí của tình cho phần này. Tỉnh cam kết với các nhà đầu tư trong thời gian tới sẽ giải quyết được vấn đề này để làm sao việc giải phóng mặt bằng sớm nhất đạt khối lượng 100%", ông Tuấn cho hay.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án là một trong những tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP. HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo VTC News
Triển khai dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận giai đoạn 1 Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa và điểm cuối giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung, tỉnh Tiền Giang. Quang cảnh buổi lễ ký kết hợp đồng. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN) Sáng 8/5, tại thành phố Mỹ Tho, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang...