Bảo đảm cảnh quan, môi trường trong dịp Tết
Dịp cuối năm là thời điểm lượng rác thải sinh hoạt tăng đột biến. Tuy nhiên, với sự chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng và nhất là việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn TP Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu được bảo đảm, giúp nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Công nhân Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu dọn rác tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: MINH THANH
Năm nào cũng vậy, vào dịp sát Tết, lượng rác thải sinh hoạt tăng mạnh. Mặc dù các ngành chức năng có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn đọng rác thải, song theo phản ánh của bạn đọc, tại nhiều tuyến đường, nhất là các điểm vui chơi, tham quan du lịch, nơi thường tổ chức lễ hội, vẫn còn xảy ra tình trạng vứt rác thải bừa bãi, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Thực tế, sau màn bắn pháo hoa chào đón năm mới 2021, cũng là lúc người dân khu vực Thủ đô ra về, để lại phía sau những mảnh giấy, bao ni-lông, vỏ lon, đồ ăn thừa… tràn ngập khu vực hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố đi bộ chung quanh hồ. Chị Trần Huyền, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, vào các dịp lễ, Tết, mặc dù công ty huy động gấp hai đến ba lần số công nhân so với ngày thường, nhưng vẫn không dọn xuể lượng rác người dân xả ra. Cách 100 m đơn vị bố trí một thùng rác, nhưng rác chưa đầy thùng, mà túi giấy, ni-lông, đồ ăn thừa vẫn rơi khắp thềm tòa nhà Bưu điện Hà Nội, phố inh Tiên Hoàng, gốc cây quanh Hồ Gươm… Không chỉ ở các khu vực trung tâm, vào dịp cuối năm, lượng rác thải sinh hoạt đổ ra môi trường tăng đột biến thời điểm trước và sau Tết. Trên các tuyến phố thuộc quận Nam Từ Liêm, Tây Hồ… dù đã được lực lượng vệ sinh môi trường thu gom, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, rác sinh hoạt lại tiếp tục ùn ứ, chất đầy lên những xe chứa.
Để bảo đảm vệ sinh môi trường, lãnh đạo Công ty Urenco cho biết, công ty giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trên các địa bàn được giao quản, nhất là tại các khu vực diễn ra hoạt động văn hóa – nghệ thuật – thể thao; bảo đảm tiếp nhận, xử lý rác, vận hành ổn định, an toàn… Tại khu vực các quận, huyện và tuyến ại lộ Thăng Long, đường Võ Nguyên Giáp, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch phục vụ ại hội ảng toàn quốc lần thứ XIII; huy động phần lớn nhân lực, phương tiện bảo đảm chất lượng duy trì vệ sinh môi trường, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện kịp thời tham gia thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của UBND thành phố, UBND các quận, huyện và Sở Xây dựng. Urenco yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương, và các đoàn thể quần chúng trong việc giữ gìn và thu dọn sạch phế thải xây dựng. Tăng cường công nhân duy trì nhặt rác ngày, kết hợp với tuyên truyền vận động người dân không xả rác ra đường và nơi công cộng. Rà soát, duy trì bảo đảm các thùng rác, xe gom, hòm đồ và các điểm tập kết xe gom luôn sạch sẽ. Thực hiện chế độ điều hành sản xuất 24/24 giờ từ công ty đến các đơn vị, thiết lập đường dây nóng điều hành sản xuất để tiếp nhận thông tin, giải quyết các tình huống đột xuất…
Vì sao nhiều làng quê ở Hà Tĩnh được ví là "nơi đáng sống"?
Sau nhiều năm kiên trì thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã có sự thay đổi lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Mạng lưới giao thông được mở rộng, bê tông hóa, điện thắp sáng khắp các làng quê... Những miền quê lam lũ ngày nào, nay đã trở thành "miền quê đáng sống".
Đời sống người dân được nâng lên tầm cao mới
Video đang HOT
Tính đến cuối tháng 9/2019, các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2020.
Theo đó, bình quân mỗi xã đạt 18,3 tiêu chí nông thôn mới (tăng 14,8 tiêu chí so với năm 2010); có 173 xã đạt chuẩn (chiếm 75,5% tổng số xã). Toàn tỉnh không còn xã dưới 12 tiêu chí; có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,82%; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng/năm.
Các vùng nông thôn Hà Tĩnh thực hiện tốt việc thu gom rác nên môi trường rất trong lành. Ảnh: T.L
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì ô nhiễm chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn đang là vấn đề vô cùng cấp thiết đặt ra cho Hà Tĩnh. Với dân số sống tại nông thôn hơn 1 triệu người, ước tính, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh nông thôn Hà Tĩnh khoảng 700 tấn/ngày với tỷ lệ thu gom xử lý đạt 70%, lượng nước thải khoảng 83.000m3/ngày đêm, nhưng phần lớn chưa được xử lý đúng quy định.
Hệ thống thoát nước thải của nhiều xã chưa được quan tâm đầu tư. Ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thu gom, xử lý nước thải chưa cao. Hiện, rác thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu phát sinh từ 3 nguồn chính: rác thải sinh hoạt hàng ngày, rác thải từ sản xuất trồng trọt, chất thải chăn nuôi.
Rác thải sinh hoạt: Mỗi ngày lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 700 tấn.
Về trồng trọt, diện tích cây ngắn ngày là 155.915 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 98.674 ha. Hằng năm phát thải một lượng phụ phẩm xấp xỉ 700.000 tấn, chủ yếu là rơm rạ. Hiện mới chỉ sử dụng khoảng 60% làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, chất độn chuồng, tủ gốc. Số còn lại đang bị đốt hoặc bỏ gây lãng phí nguồn tài nguyên và phát thải khí nhà kính.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 122.821 hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò nằm trong các khu dân cư, phần lớn chưa có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định. Tổng khối lượng chất thải sẽ thải ra trên 1 triệu tấn/năm nhưng chỉ có khoảng 60% được xử lý.
Nước thải sinh hoạt nông thôn: Chủ yếu phát sinh từ các nguồn như nước thải sinh hoạt hàng ngày, nước thải chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, làng nghề, cơ sở giết mổ tập trung.... Hiện có hơn 30 cơ sở giết mổ tập trung nhưng chỉ có khoảng 65% gia súc, gia cầm được đưa vào giết mổ. Tình trạng giết mổ không theo quy định đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường.
Toàn tỉnh hiện có 211 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải, 4 Công ty môi trường đô thị thực hiện thu gom tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân. Tỷ lệ thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đạt 70%, khu vực thành thị đạt 90%. Hai nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động, với công suất thiết kế 700 tấn/ngày đêm. Có 3 lò đốt chất thải sinh hoạt đang hoạt động với công suất mỗi lò từ 08-10 tấn/ngày.
Một góc nông thôn mới Hà Tĩnh. Ảnh: KHCN
Thực hiện phân loại rác, biến chất thải hữu cơ thành phân bón
Mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý rác thải, tuy nhiên chi phí đầu tư hệ thống xử lý thu gom nước thải tập trung cao và phải có kỹ thuật vận hành và kinh phí duy trì hàng năm.
Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn mới chỉ dừng lại ở mô hình, việc tái chế, tái sử dụng chưa được chú trọng. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn còn thấp, dẫn đến lượng rác thải tập trung về các điểm tập kết và các điểm xử lý cao, gây quá tải cho các điểm tập kết, bãi rác.
Trước thực trạng đó, Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nghiên cứu đề tài "Đồng bộ hóa quản lý và kỹ thuật trong xử lý rác và nước thải sinh hoạt trong khu dân cư", trong đó rác thải sinh hoạt được thu gom, phân loại tại chỗ, nước thải sinh hoạt thí điểm thực hiện các hình thức theo phương án thu gom xử lý nhỏ lẻ tại chỗ với công nghệ đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp và phù hợp với khu vực nông thôn.
Để xử lí chất thải hữu cơ có trong rác và nước thải sinh hoạt, đề tài ứng dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế lượng rác thải thu gom xử lý tập trung, tái sử dụng rác thải làm phân bón.
Việc phân loại xử lý rác thải tại nguồn tại nông thôn Hà Tĩnh có thể thực hiện theo 2 hình thức: Phân loại và xử lý tại hộ gia đình hoặc theo hình thức tập trung ở các khu sản xuất nông nghiệp. Theo đó, rác thải được phân loại thành rác tái chế, rác khó phân hủy và dễ phân hủy.
Sau khi phân loại rác, hộ gia đình, hợp tác xã sản xuất sẽ tập trung rác hữu cơ tại các khu sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chất thải chăn nuôi để ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón hữu cơ vi sinh với khối lượng lớn, lượng phân bón này sẽ phục vụ lâu dài cho sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được ô nhiễm môi trường chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.
Hiện các địa phương xây dựng NTM trên toàn tỉnh đã và đang thực hiện trên diện rộng các biện pháp thu gom xử lý chất thải tại nguồn đạt hiệu quả cao, góp phần vào xây dựng NTM ngày càng văn minh sạch đẹp. Trong đó, mô hình xử lý nước thải sinh hoạt đang phát huy hiệu quả cao.
Kết quả bước đầu của việc xây dựng mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình cho thấy có nhiều khả quan: Nước thải đầu ra sau xử lý trong hơn, mùi hôi thối giảm rõ rệt; Các hộ dân được xây dựng mô hình rất tâm đắc thực hiện xây dựng mô hình xử lý nước thải.
Để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt nông thôn, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ và giải pháp công nghệ phù hợp. Xây dựng các mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng.
Rác thải Hà Nội sẽ được giải quyết khi nhà máy điện rác Nam Sơn hoạt động Ngày 20-7, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề bãi rác Nam Sơn, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Môi trường cho biết, bài toán xử lý rác thải Hà Nội sẽ được giải quyết khi nhà máy điện rác Nam Sơn được đưa vào hoạt...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Giá vàng lên 124 triệu đồng/lượng, khách xếp hàng tràn vỉa hè chờ giao dịch

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội

Tài xế kể nguyên nhân khiến xe chở 20 học sinh bị lật

Bãi biển ở Nha Trang bị giăng kẽm gai, rào chắn

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ để cân bằng thương mại
Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump
Thế giới
14:59:24 23/04/2025
Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam
Đồ 2-tek
14:58:55 23/04/2025
Thái Tư Bối đóng vai chính trong Đội bóng Thiếu Lâm bản mới của Châu Tinh Trì
Hậu trường phim
14:58:33 23/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng
Phim châu á
14:43:37 23/04/2025
Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"
Nhạc việt
14:31:58 23/04/2025
Cướp ngân hàng VietinBank được 214 triệu, Vũ Văn Lịch gửi vào tài khoản thế nào?
Pháp luật
14:30:56 23/04/2025
Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?
Tv show
14:27:31 23/04/2025
Lý do cô gái đến từ "thánh địa mỹ nhân" nhiều lần vượt mặt Triệu Lộ Tư
Người đẹp
14:24:49 23/04/2025
Hội mỹ nhân Việt có bộ sưu tập giày bệt tuyệt đỉnh: 5 đôi phối thế nào cũng trẻ và sang
Phong cách sao
14:21:10 23/04/2025
Đặt đồ ăn giá 70 nghìn, thanh niên sửng sốt khi shipper là tỷ phú Lưu Cường Đông
Netizen
14:15:51 23/04/2025