Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trước bão Noru
Ngày 25/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ảnh hưởng của bão Noru tại các tỉnh khu vực Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
Để đảm bảo an toàn về người và của trước, trong và sau bão Noru, tỉnh Quảng Ngãi chú trọng các công trình giao thông, đê điều đang trong giai đoạn thi công để đảm bảo an toàn về người và tài sản, chỉ đạo nhà thầu gia cố các công trình đang thi công để đảm bảo an toàn. Ảnh: Đinh Hương/TTXVN
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi điện Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum; Giám đốc Ban Quản lý dự án các tỉnh, thành phố đang quản lý các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi; Giám đốc các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt, Tả Trạch.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của cơn bão số 4, bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, giảm thiểu thiệt hại do cơn bão này gây ra, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án các tỉnh, các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt, Tả Trạch chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, dự báo mưa, bão của các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để thực hiện phương án bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi tiêu nước bảo đảm phục vụ sản xuất, dân sinh khi có ngập lụt, úng xảy ra.
Các đơn vị khoanh vùng diện tích cây trồng có nguy cơ bị ngập lụt, úng và chuẩn bị giải pháp ứng phó phù hợp; đồng thời chủ động vận hành sớm các công trình thủy lợi để tiêu thoát nước đệm, tiêu úng, bảo đảm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra ngập lụt, úng.
Các đơn vị triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm an toàn các hồ chứa nước đang thi công, hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đầy nước và đang có mức trữ nước cao.
Video đang HOT
Đối với các hồ chứa có cửa van xả lũ, thực hiện điều chỉnh mực nước hồ để chủ động đón lũ, bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình và không xả lũ bất thường gây mất an toàn cho vùng hạ du; đồng thời thực hiện tích nước hợp lý đối với các hồ chứa đang có dung tích trữ thấp. Thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố.
Với các hồ chứa có mức trữ cao, các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước đến để có phương án vận hành phù hợp; kịp thời xử lý tình huống bất thường theo phương châm “bốn tại chỗ” khi có nguy cơ xảy ra sự cố công trình.
Chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với bão số 4 chiều 25/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã nhấn mạnh và yêu cầu các bộ, ngành, nhất là các địa phương, cấp cơ sở gần dân nhất, tổ chức triển khai khẩn trương các biện pháp phòng chống bão; tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác.
Phó Thủ tướng lưu ý, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất…; triển khai ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, rà soát lại dự trữ, nhất là lương thực, thực phẩm; tránh tình trạng khi bị chia cắt nhưng không có lực lượng cứu hộ kịp thời, để người dân bị đói.
Đảm bảo an toàn đập, thủy lợi Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ trước mùa lũ
Sáng 15/7, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, công trình thủy lợi vùng Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ với sự tham dự của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi của 26 tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới, Tổng cục sẽ đôn đốc các địa phương triển khai sửa chữa và nâng cấp 68 công trình được Chính phủ hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vốn tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng; đồng thời chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc quản lý, khai thác một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm quy định pháp luật về an toàn đập, hồ thủy lợi; trong đó cần quan tâm đến: quy trình vận hành, lập phương án ứng phó khẩn cấp; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng các đập, hồ chứa; sớm sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn cao trước lũ chính vụ năm 2022 và sắp xếp thứ tự ưu tiên để sửa chữa, nâng cấp các công trình, hạng mục công trình còn lại.
Các địa phương cũng cần rà soát phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiên theo phương châm "bốn tại chỗ", sẵn sàng ứng phó với mọi tình
huống có thể xảy ra.
Hiện cả nước đã xây dựng được 7.342 đập, hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 14,5 tỷ m3, tạo nguồn nước tưới cho gần 1,1 triệu ha đất nông nghiệp; đồng thời cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp.
Hiện nay, các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt và 9 hồ chứa liên tỉnh. 63 đơn vị cấp tỉnh quản lý khai thác 2.264 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, chiếm 33,5%; các đơn vị cấp huyện quản lý 4.396 hồ nhỏ, chiếm 65%. Cả nước hiện còn 87/888 hồ chứa thủy lợi lớn, chiếm 9,8% số hồ được giao cho các đơn vị thuộc cấp huyện, xã khai thác nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật và cần phải điều chuyển lại.
Thời gian qua, các địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện tốt về quản lý. Theo đó, 100% số hồ được kiểm tra theo quy định; 90% số hồ có cửa van, có quy trình vận hành được duyệt; 78% số hồ được đăng ký an toàn đập; 73% số hồ được lập phương án ứng phó thiên tai.
Tuy nhiên, đến nay chỉ có 24% trong tổng số hồ chứa có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; chỉ 23% số hồ có phương án bảo vệ; 13% số hồ được kiểm định an toàn; 16% số hồ có quy trình vận hành và chỉ 10% số hồ được lắp thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.
Cả nước còn 934 hồ, chủ yếu là hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, hư hỏng, thiếu khả năng xả lũ. Nguyên do là các hồ đã xây dựng từ rất lâu, kinh phí bảo trì, sửa chửa thiếu, việc triển khai các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa còn hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn, nhất là ở cấp huyện, xã về khai thác đập, hồ chứa còn thiếu và hạn chế.
Ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có 22 hồ chứa, với tổng dung tích 414,29 triệu m3 và 4 đập dâng lớn phục vụ tưới tiêu cho hơn 28.000 ha diện tích đất sản xuất. Tuy nhiên, Ninh Thuận có đến 10 hồ chứa nước đang xuống cấp, hư hỏng nặng nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa. Tỉnh đề nghị Tổng cục Thủy lợi tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí để tỉnh sửa chữa, khắc phục đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ.
Tại hội nghị, đại diện chính quyền các tỉnh trong vùng cũng mong muốn Tổng cục Thủy lợi sớm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp có quyết định về định mức khung trong quản lý an toàn hồ, đập; quản lý con người...; đồng thời sớm tham mưu điều chỉnh, sửa đổi kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 114/2018/NĐ-CP của chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa...
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, các hồ chứa cơ bản đã phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên, các đập của hồ chứa thủy lợi hầu hết là đập đất, trải qua thời gian 30 - 50 năm khai thác, nhiều công trình bị hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, cần có đánh giá một cách cụ thể để rút ra bài học sâu sắc nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, về giải pháp công trình, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, Tổng cục sẽ sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa quan trọng đặc biệt; hồ chứa liên tỉnh; một số hồ chứa dung tích lớn và hồ chứa bị hư hỏng nặng có nguy cơ vỡ trong điều kiện vận hành bình thường với kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn vay từ dự án WB8 sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhất, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đối với các hồ trong dự án WB8.
Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị các địa phương bố trí nguồn vốn trung hạn, vốn chương trình phuc hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để sớm đầu tư sửa chữa, bảo trì các đập, hồ chứa thủy lợi do địa phương quản lý đang bị hư hỏng.
Về giải pháp phi công trình, Tổng cục sẽ có giải pháp nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ hướng đến vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại vùng hạ du đập và cấp nước đa mục tiêu; hiện đại hóa trong quản lý, khai thác đập, hồ chứa theo hướng chuyển đổi số; đồng thời tăng cường đào tạo, truyền thông về quy định của pháp luật về an toàn đập.
Cảnh báo, hỗ trợ kịp thời các địa phương phòng chống hạn, xâm nhập mặn Tổng cục Thủy lợi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước, khí tượng thủy văn, để tham mưu chỉ đạo, điều hành giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, đặc biệt ở khu vực Trung Bộ; phòng, chống ngập lụt, úng ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ; ngập lũ nội...