Bảo đảm an toàn các công trình xây dựng do ảnh hưởng bão số 4
Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản 7547/SXD-GĐXD ngày 20-8-2020 về việc bảo đảm an toàn các công trình nhà ở, công sở, công trình xây dựng do ảnh hưởng cơn bão số 4 (tên quốc tế là Higos).
Bảo đảm an toàn các công trình.
Theo đó, để chủ động đối phó, xử lý kịp thời các tình huống mưa lũ có thể xảy ra trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng cơn bão số 4, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch, các phương án phòng chống lụt, bão do áp thấp nhiệt đới cụ thể, chi tiết, sát với yêu cầu thực tiễn trên công trường; theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến mưa, lũ, bão; kịp thời kiểm tra, bổ sung phương án sát với thực tế, khả thi, bảo đảm chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả với mọi diễn biến của lụt bão, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão, mưa, lũ gây ra.
Đồng thời, Sở chỉ đạo các nhà thầu chủ động bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện bảo đảm để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai, lụt, bão theo phương châm “4 tại chỗ”, triển khai các phương án bảo đảm kịp thời xử lý các sự cố do lụt, bão gây ra ngay từ giờ đầu.
Video đang HOT
Sở Xây dựng yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Ban Quản lý các công trình nhà và công sở – Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát để phát hiện các khiếm khuyết của công trình đang sử dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
Đối với các công trình nhà cao tầng có tầng hầm phải có biện pháp chống ngập tầng hầm; tổ chức kiểm tra, rà soát lại hoạt động của các máy móc, thiết bị nhằm bảo đảm cho việc bơm tiêu nước trong tầng hầm…
Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở đôn đốc, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội có phương án phòng chống và chuẩn bị địa điểm di chuyển nhân dân khi công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới gây ra.
Tính chi phí sửa chữa cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thế nào?
PGS.TS Nguyễn Quang Toản cho biết, việc sửa chữa các hư hỏng khó hơn làm mới rất nhiều
Tại báo cáo về vụ án liên quan đến dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, thành lập hội đồng, lập dự án nghiên cứu, xây dựng giải pháp khắc phục và tính toán chi phí sửa chữa theo đúng quy định và yêu cầu thiết kế đã đặt ra để cơ quan điều tra có căn cứ đánh giá mức độ sai phạm, xử lý người phạm tội.
Trao đổi với Đất Việt, một số ý kiến đều khẳng định việc tính toán chi phí khắc phục, sửa chữa các hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là không khó sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá để xác định mức độ hư hỏng, từ đó đưa ra phương án sửa chữa. Trên cơ sở giá cả đã có sẵn cùng phương án sửa chữa sẽ tính toán được chi phí sửa chữa là bao nhiêu.
Phân tích cụ thể, PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Đại học GTVT cho biết, xây dựng phương án, chi phí sửa chữa là việc làm hết sức bình thường vì công trình đã xây dựng xong, tiêu chuẩn kỹ thuật đã có, chỗ nào, đoạn nào không đạt tiêu chuẩn thì làm lại, tính chi phí sửa chữa rồi đấu thầu trên cơ sở giá cả và phương án sửa chữa đã có để đảm bảo yêu cầu đề ra. Bộ GTVT chủ trì công việc này là phù hợp vì đúng chức năng của bộ.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Quang Toản cho biết, việc sửa chữa các hư hỏng khó hơn làm mới rất nhiều. Hàng loạt vấn đề kỹ thuật, đặc biệt đối với cao tốc phải tập trung năng lực con người, kỹ thuật và cả kinh phí mới khắc phục hư hỏng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi sau 14 tháng vận hành đã bị hư hỏng cục bộ. Ảnh: Tiền phong
"Quan trọng là phải tìm đúng nguyên nhân hư hỏng của cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: do lớp áo đường, hay từ nền, từ các lớp móng..., trên cơ sở đó mới có giải pháp chữa trị, tránh trường hợp bắt sai căn nguyên của bệnh rồi chữa không hiệu quả, tốn tiền của, công sức, có khi bệnh lại trầm trọng hơn.
Làm một lần không cẩn thận thì sửa đến 9-10 lần không xong là chuyện bình thường trong xây dựng công trình cơ bản. Vì thế, nguyên tắc trong quản lý các công trình xây dựng là phải làm tốt ngay từ đầu", nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ nói.
Ông Toản cũng chỉ ra thực tế nhiều công trình xây dựng cho thấy, người ta chỉ chỉnh sửa đến mức nào đó mà thôi, trừ khi chỉnh sửa xong xuôi mà vẫn thấy hỏng thì bấy giờ mới đề xuất giải pháp. Nếu nhà thầu thi công dám làm, dám chịu trách nhiệm thì khác, đằng này với một công trình lớn như cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thì rất khó.
Về việc ai chịu chi phí sửa chữa cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, PGS.TS Nguyễn Quang Toản cho rằng phải xem lại thời gian bảo hành công trình, nếu công trình vẫn trong giai đoạn bảo hành thì nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm. Trường hợp công trình đã hết hạn bảo hành thì đơn vị quản lý, vận hành, chủ đầu tư dự án phải bỏ tiền ra.
"Kể cả khi dự án còn trong giai đoạn bảo hành thì vẫn có thể đánh giá mức độ hư hại, tính chi phí sửa chữa để xác định trách nhiệm nhà thầu. Nếu có hội đồng đánh giá, kết luận xong trách nhiệm của bên thi công, bảo hành thì giai đoạn tiếp theo - việc sửa chữa do đơn vị tiếp quản thực hiện là đúng", ông cho biết.
Thành Luân
Xuất hiện "ổ gà" dày đặc trên QL1A qua TP.Tam Điệp, Ninh Bình Sau những trận mưa đầu mùa, trên QL1A, đoạn qua địa bàn TP.Tam Điệp - Ninh Bình, đã xuất hiện chi chít ổ gà trên mặt đường, gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông qua đây. Theo ghi nhận của Tạp chí GTVT, mặt đường QL1A (đoạn qua phường Nam Sơn, TP.Tam Điệp, Ninh Bình) bị bong tróc, xuất hiện nhiều ổ...