Bảo đảm an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Xung quanh sự cố máy bay Boeing 777 của Malaysia mất tích cũng như công tác tìm kiếm cứu nạn, thặt chặt an ninh hàng không trong nước, ông Đinh Việt Thắng, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã trao đổi nhanh với báo chí.
Kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài
- PV: Ông đánh giá sự cố này có bất thường?
- Ông Đinh Việt Thắng: Thông thường, trong các trường hợp máy bay gặp sự cố, tổ lái đều có thời gian để báo về mặt đất xin sự trợ giúp. Đây là trường hợp hy hữu, máy bay Boeing 777- 200 mất tích mà không có thông tin gì báo về.
- Hiện, công việc được ưu tiên là gì?
- Hiện tại, mọi nỗ lực, cố gắng của chúng ta cũng như các nước đều tập trung vào công tác tìm kiếm để phát hiện vị trí máy bay mất tích, đồng thời triển khai công tác cứu nạn. Mọi phân tích nguyên nhân, đưa ra cảnh báo vào thời điểm này nhằm đảm bảo an toàn tốt hơn, hỗ trợ cho giai đoạn sau, giai đoạn điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay.
- Đã có nhiều sự cố như vậy xảy ra ở trên biển chưa?
Video đang HOT
- Trên thế giới đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn hàng không trên biển. Nếu máy bay gặp tai nạn ở vùng nước biển sâu thì công tác tìm kiếm cứu hộ sẽ rất khó khăn vì biển sâu, diện tích rộng và khả năng tiếp cận hiện trường khó. Nếu máy bay rơi ở khu vực biển nông thì công tác trục vớt, cứu nạn sẽ đơn giản hơn.
- Công tác tìm kiếm cứu hộ dự kiến sẽ kéo dài khoảng bao lâu, thưa ông?
- Còn tùy thuộc vào địa điểm, vị trí và các lực lượng tham gia ứng cứu. Thông thường, với phương tiện hiện đại cùng với sự vào cuộc đông đảo của các lực lượng đa quốc gia thì khoảng một vài ngày có thể tìm ra được. Chúng ta cũng hy vọng, máy bay mất tích này sẽ được tìm ra trong thời gian ngắn nhất.
- Việc phối hợp giữa Việt Nam với Malaysia ra sao?
- Ngay tại thời điểm máy bay mất tín hiệu, chúng tôi cũng đã thông báo cho phía Malaysia và Singapore biết thông tin. Hiện, giữa các cơ quan hàng không dân dụng của Việt Nam và Malaysia phối hợp rất chặt chẽ trong công tác tìm kiếm cứu nạn. Phương án tìm kiếm cứu nạn của ta đều được thông báo rõ ràng, cụ thể cho phía Malaysia và ngược lại. Các cơ quan chức năng thường xuyên trao đổi những thông tin liên quan. Ở cấp cao hơn, Chính phủ cũng có đường dây nóng thường xuyên trao đổi giữa các quốc gia xung quanh công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Việt Nam đã nâng mức độ cảnh báo an ninh hàng không lên cấp độ 1?
- Công tác bảo đảm an ninh hàng không được xem là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hiện nay. Thực tế, trong điều kiện hiện nay, nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động đến an toàn bay. Vì vậy, đây là cảnh báo cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn bay.
- Đây là mức độ cảnh báo cao nhất?
- Trong an toàn hàng không có 3 cấp độ cảnh báo. Tuy nhiên, cấp 1 chưa phải là cấp cao nhất. Việc nâng mức độ cảnh báo an ninh hàng không phải thực hiện theo các bước, tùy thuộc vào các mối nguy cơ cụ thể. Hiện tại, cấp 1 mới là cấp cảnh báo ban đầu để nâng cao công tác an toàn.
Theo ANTD
Thủ tướng chỉ đạo, nhiều phương tiện cứu hộ Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay mất tích
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, có 2 máy bay AN-26 và 1 tàu của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Việt Nam đã lên đường đồng thời có 7 tàu bay và 9 tàu biển đang túc trực sẵn sàng cho công tác tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Ông Lại Xuân Thanh cho biết, máy bay của hãng hàng không Malaysia rơi cách mũi Cà Mau khoảng 250km về phía Tây Nam. Cả ba nước Việt Nam, Malaysia và Singapore đều xác định đồng nhất vị trí máy bay có thể rơi ở đó.
"Máy bay mất tín hiệu khi đang ở vùng FIR (vùng thông báo bay) của Singapore. Nhưng nếu tai nạn xảy ra, khả năng rất cao là máy bay sẽ rơi vào vùng FIR của Việt Nam"- Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết- "Đến chiều nay, có 2 máy bay AN-26 và 1 tàu của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Việt Nam đã lên đường đồng thời có 7 tàu bay và 9 tàu biển đang túc trực sẵn sàng cho công tác tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích".
Cụ thể, chiếc đầu tiên xuất phát lúc 14 giờ 27 phút, đến 15 giờ 30 phút tới khu vực tìm kiếm, sẽ tìm trong 25 phút. Chiếc thứ hai xuất phát lúc 15 giờ 7 phút, dự kiến 16 giờ 10 tới nơi và sẽ tham gia tìm trong 20 phút.
"Tính riêng trên không đã có 6 tàu bay của 3 nước tham gia công tác cứu hộ ở khu vực này. Malaysia đã huy động 3 máy bay cùng với 2 máy bay của Việt Nam và 1 của Singapore để tham gia cứn nạn, cứu hộ", Cục trưởng Cục Hàng không cho hay.
Được biết khu vực khoanh vùng tìm kiếm của 3 nước là không giống nhau. Phạm vi tìm kiếm của Việt Nam là 10.000km2 trên biển. Khu vực Malaysia khoanh vùng rộng gấp đôi. Còn Singapore khoanh vùng nhỏ nhất.
Malaysia vẫn tuyên bố, máy bay chở 230 người chỉ bị mất tích
Theo ông Thanh, ngay sau khi xảy ra sự cố, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn (Cục Hàng không Việt Nam) đã xác định vị trí tìm cách mũi Cà Mau 250km về phía Tây Nam đồng thời Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các lực lượng không quân, hải quân, hàng hải... triển khai mọi lực lượng và phương tiện, biện pháp tìm kiếm tàu bay bị nạn.
Nhận định từ vị Cục trưởng Hàng không là chiếc tàu bay mất tích có khả năng cao đã gặp tai nạn. Trước thời điểm máy bay mất tích do không thiết lập được liên lạc tín hiệu nên sẽ rất khó để có sự phán đoán về nguyên nhân. Tuy nhiên, trong thời điểm máy bay mất tích và hiện tại, thời tiết ở vùng biển nghi mất tích đều tốt.
"Thông thường máy bay có hệ thống phát tín hiệu tự động lên vệ tinh để định vị nhưng trường hợp này máy bay Malaysia không có tín hiệu phát đi. Vệ tinh cũng không bắt được thông tin nào về máy bay", ông Thanh nói rõ thêm.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho hay, công tác tìm kiếm đang được tìm kiếm cả trên không, trên biển. Tại Hải Phòng, tàu cứu nạn đã xuất phát đi tìm kiếm. Trên biển, các tàu đánh cá và tàu hàng đều được Đài thông tin duyên hải phát đi thông báo vụ tai nạn, cảnh báo tàu thuyền đi qua khu vực này quan sát, cảnh giới nếu có gì bất thường thì thông báo lại để cơ quan chức năng tìm kiếm phát hiện tàu bay. "Tàu tìm kiếm cứu nạn sau 5-6 tiếng nữa mới có thể đi đến được vị trí xác định máy bay bị nạn. Tuy nhiên, quá trình đi trên biển, tàu cũng sẽ thường xuyên quan sát, phát hiện và thông báo về sự cố vụ máy bay mất tích này", ông Thuấn chia sẻ.
Theo ANTD
Phòng Kỹ thuật hình sự CATP Hà Nội: Triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm Những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng năm 2014 của Phòng KTHS CATP Hà Nội đã được Đại tá Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng, quán triệt đến các đội nghiệp vụ và từng CBCS. CBCS Phòng KTHS thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, nâng cao kiến thức Gắn chặt công tác xây dựng Đảng...