Báo Đại biểu Nhân dân phải phát huy được thương hiệu ‘Báo của Quốc hội’
Sáng 18/10, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết 816/2009/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nâng cấp lên báo loại 1 và đổi tên “Báo Người đại biểu Nhân dân” thành “Báo Đại biểu Nhân dân”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội chụp ảnh với cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc mừng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội đến dự.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa nêu rõ cách đây 10 năm (năm 2009), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 về nâng cấp và đổi tên Báo Người Đại biểu Nhân dân thành Báo Đại biểu Nhân dân.
Video đang HOT
Nghi quyêt 816 quyết định nâng câp Bao Đai biêu Nhân dân tư bao loai II lên bao loai I; đôi tên Bao Ngươi Đai biêu Nhân dân thanh bao Đai biêu Nhân dân. Nghi quyêt cung xac đinh Bao la “Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, HĐND và cử tri”. Ngày 16/10/2009, Chủ tịch Quốc hội trực tiếp ký duyệt măng séc báo và ngày 20/10/2009, tờ báo chính thức đến với bạn đọc với tên gọi mới: Báo Đại biểu Nhân dân. Từ đây, báo Đại biểu Nhân dân có một tầm vóc mới, vị thế mới.
Ông Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh Nghi quyêt 816 la môt dâu son, môt điêm môc quan trong tao đa cho bao Đai biêu Nhân dân bưt pha, vươn lên. Vi thê cua báo trong hệ thống báo chí cách mạng Viêt Nam ngay cang tăng vớimôt ban săc riêng, môt dâu ân riêng không trôn lân. Công chung biêt đên bao qua nhiêu kênh: Bao in, bao điên tư với nhưng bai viêt săc sao, trach nhiêm, co giong điêu riêng.
Trong sự phát triển của công nghệ 4.0 và cạnh tranh thông tin hiện nay, báo chí muôn đươc ban đoc tin cây không co cach nao khac luôn khăc sâu giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng Việt Nam là một lòng phục vụ sự nghiệp cách mạng, vì lợi ích của Đảng, của đất nước và nhân dân. Báo Đại biểu Nhân dân tự hào đa lam đung tôn chi, muc đich cua minh va se tiêp tuc thưc hiên môt cach sang tao, trach nhiêm va hiêu qua Nghi quyêt 816, đưa tơ bao không ngưng phat triên, xưng đang la tơ bao loai I trong long đai biêu va cư tri, Tổng Biên tập Đỗ Chí Nghĩa khẳng định.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, qua 30 năm hình thành, phát triển và đặc biệt trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 của UBTVQH về nâng cấp và đổi tên, Báo Đại biểu Nhân dân xưng đáng vơi vi thê la cơ quan ngôn luận, tiếng nói của cơ quan dân cử. Báo luôn khẳng định là tờ báo chủ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, đầy đủ, kịp thời về hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; hoạt động của ĐBQH và hoạt động của HĐND các cấp…
Tờ báo giữ vai trò là cầu nối truyền tải thông tin từ Quốc hội, HĐND các cấp tới cử tri, đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, cử tri tới diễn đàn Quốc hội, HĐND; phản ánh được quá trình cải tiến, đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của cử tri và nhân dân cả nước, sự ủng hộ của cử tri đối với quyết sách của Quốc hội, HĐND, tạo sự đồng thuận xã hội, đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá cao việc tờ báo không ngừng tìm tòi, chủ động, sáng tạo, đổi mới về nội dung và hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội; luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh đúng và trúng nhiều vấn đề của cuộc sống… Đặc biệt, đến nay báo đã tự chủ được gần 90% kinh phí hoạt động.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh Báo Đại biểu Nhân dân phải phát huy được lợi thế “chuyên biệt”, thương hiệu “Báo của Quốc hội”. Báo phải tạo được bản sắc riêng và chỉ có như vậy mới đem lại sự cạnh tranh cao và ổn định.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Báo Đại biểu Nhân dân là phải có những bài viết chuyên sâu, có tính lập luận, phản biện cao để cung cấp thông tin, tư liệu về những chủ trương, chính sách được đề cập trong các nghị quyết của Đảng, những dự án luật quan trọng trong chương trình lập pháp của Quốc hội, giúp ĐBQH trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định của Quốc hội. Bên cạnh đó, sau khi các chủ trương, chính sách đã được hình thành, vai trò của Báo là phải thông tin, tạo sự đồng thuận, lan tỏa trong xã hội để thực thi một cách có hiệu quả các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Báo cũng cần nêu bật những thành tựu trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tuyên truyên vê công tac chuân bi va tiên hanh Đại hội Đang cac câp, tiên tơi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cua Đang. Đội ngũ phóng viên phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức người làm báo; chủ động, lắng nghe, bám sát thực tiễn cuộc sống để có nhiều bài viết hay, chuyên sâu, có tính phản biện cao.
Theo Chinhphu
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp các đại sứ đến trình quốc thư
Ngày 16-10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đại sứ các nước đến trình quốc thư, nhân dịp được bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam.
Đó là đại sứ của Thụy Điển, Cộng hòa Pháp, Liên minh châu Âu, Ireland, Sri Lanka, Bahrain, Angola, Lào, Uzbekistan, Hàn Quốc, Tanzania.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh chung với các Đại sứ đến nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Sau lễ trình quốc thư, tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng các đại sứ tới nhận nhiệm vụ tại Việt Nam; đồng thời trân trọng gửi lời thăm hỏi, cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất tới các vị lãnh đạo nhà nước mà các đại sứ đại diện.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia mà các vị đại sứ đại diện đang phát triển theo chiều hướng tích cực và tốt đẹp. Việt Nam đang có bước phát triển, chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tin tưởng nhiệm kỳ này các vị đại sứ sẽ hoàn thành tốt đẹp trọng trách được giao, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để các đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp đối với cá nhân các đại sứ và mối quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia mà các đại sứ đại diện sẽ có những bước phát triển mới, tốt đẹp hơn nữa.
TRẦN BÌNH
Theo SGGP
Vì sao miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giữa nhiệm kỳ? Quốc hội sẽ dành thời gian cuối kỳ họp tới đây cho công tác nhân sự, trong đó có việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Viettimes Ngày 15/10, thông tin tới báo chí về một số nội dung chính của kỳ họp thứ 8 Quốc hội...