Bão chồng bão ngoài khơi
Bão số 5- Kaitak vừa tan thì chiều 20-8, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các đài dự báo khí tượng trong khu vực châu Á cho biết, hiện có 2 cơn bão là Tembin và Bolaven trên đường từ Thái Bình Dương hướng vào biển Đông.
Trong đó, cơn bão Tembin hiện được nhận định là “siêu bão” đang nằm sát phía Đông đảo Luzon (Philippines). Hiện nay, đường đi của bão Tembin vô cùng phức tạp, bất thường. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương cho biết, bão Tembin có vị trí hình thành và hướng di chuyển có nhiều điểm tương đồng bão Kaitak (số 5) vừa qua. Bão di chuyển chậm nhưng sức gió vùng trung tâm mạnh cấp 12-13, giật tới cấp 15-16. Bão đang di chuyển lên hướng Bắc nhưng sẽ ngoặt về phía Tây Tây Bắc sau khoảng 1-2 ngày nữa, đi về khu vực đảo Đài Loan (Trung Quốc) và mạnh lên thành “siêu bão”.
Trong khi đó, phía bên ngoài là cơn bão khác có tên quốc tế Bolaven, đang hoạt động và có hướng di chuyển thẳng vào biển Đông. Chiều qua, bão mạnh cấp 8 và có khả năng mạnh thêm.
Như vậy, ngoài khơi bão đang nối bão hướng vào biển Đông. Cả hai đều có vị trí vĩ độ gần như nhau, di chuyển cùng về một hướng. Ông Lê Thanh Hải cho biết, tình hình thời tiết đang có dấu hiệu phức tạp. Không loại trừ bão Tembin sẽ đổi hướng, đi xuống biển Đông sau khi đổ bộ vào Đài Loan.
Video đang HOT
Theo VNE
101 tình huống gây ngộ độc ở trẻ em
Theo TS. Lê Thanh Hải, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, gần đây có rất nhiều bệnh nhi nhập viện do ngộ độc với nhiều dạng khác nhau.
Nhiều trẻ đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai do ăn, uống phải những chất có độc tính gây nguy hại cho sức khỏe.
Các nguyên nhân ngộ độc gây tử vong là ngộ độc qua đường tiêu hoá, ngộ độc thuốc gây nghiện, an thần, thuốc điều trị bệnh, hiếm gặp hơn là ăn uống phải cỏ, cây, lá gây độc), ngộ độc các sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình khí ga, hoá chất có tính axit, kiềm.
TS. Lê Thanh Hải lưu ý các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý các tình huống thường gây ngộ độc ảnh hưởng đến đường tiêu hoá, đường hô hấp và máu. Những tình huống gây ngộ độc ở trẻ được TS. Lê Thanh Hải phân biệt thành các thường gặp ở trẻ như:
Ngộ độc không cố ý
Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống hay tiếp xúc phải chất độc, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi). Đặc điểm ở lứa tuổi này là trẻ thích mày mò, tìm hiểu thế giới xung quanh. Nếu trẻ không có người trông nom cẩn thận, đặc biệt khi trong gia đình có sự xáo trộn, thay đổi nào đó như mẹ vừa sinh em bé, mẹ bị ốm, gia đình chuyển đến chỗ ở mới ... thì trẻ rất dễ bị ngộ độc.
Ngộ độc thức ăn hay gặp ở trẻ nhỏ gây sốt, tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
Ngộ độc thuốc do tư tử
Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì trên 10 tuổi. Đôi khi cũng có thể xảy ra ở trẻ 8 hoặc 9 tuổi. Trẻ thường sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc, liều cao với mục đích tự tử hoặc dọa tự tử. Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.
Lạm dụng thuốc
Lạm dụng rượu và các dẫn chất là hình thái thường gặp nhất trong việc lạm dụng thuốc ở trẻ em ở tuổi vị thành niên.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Không ăn thức ăn còn tái như: Phở tái, thịt tái. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. (BS. Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương) Theo vietbao
Mối tình đầu Cô sẽ cố gắng tìm thấy anh ngồi ở ghế đá phía bên kia bờ hồ, ngay trước bưu điện, vì đó là chỗ ưa thích của anh. Đã hai tháng kể từ ngày cô quyết định rời xa anh. Có gì đó chông chênh, hoang mang và mơ hồ lắm. Nhưng có lẽ, cô vẫn nhớ và yêu anh thật nhiều. Cô...