Báo chí Trung Quốc ‘tự sướng’ về khả năng của oanh tạc cơ H-6N: sự thật không phải thế
Hình ảnh trên một tạp chí Trung Quốc cho thấy một máy bay ném bom H-6N mang theo một tên lửa đạn đạo dưới bụng không phải là xác nhận chính thức về khả năng mang/phóng tên lửa đạn đạo của máy bay này, một người của tạp chí cho biết.
Hình ảnh hoành tráng này hóa ra chỉ là “tự sướng”
Những hình ảnh này được máy tính tạo ra, hoàn toàn chỉ là ý tưởng và không dựa trên nền tảng thực tế nào, nguồn tin từ tạp chí Hiện đại thuyền bạch (tàu thủy hiện đại) nói với Hoàn cầu thời báo.
Trước đó, dựa trên tấm ảnh trang bìa của tạp chí này, một loạt tờ báo, tạp chí quân sự thế giới đã đưa tin rằng máy bay ném bom H-6N mới của Trung Quốc có khả năng mang tên lửa đạn đạo phóng đi từ trên không (ALBM) và “nó có thể trong giai đoạn phát triển cuối, hoặc có thể đã được đưa vào biên chế”.
Máy bay H-6N
Xuất hiện lần đầu trước công chúng vào dịp diễu binh lớn mừng quốc khánh Trung Quốc hôm 1/10, máy bay H-6N thu hút sự chú ý của các nhà phân tích quân sự thế giới. Nhiều người trước đó dự đoán rằng oanh tạc cơ này nay có khả năng phóng ALBM, khi khoang chứa bom trên đời máy bay tiền nhiệm là H-6K nay đã bị loại bỏ, thay thế bằng các mấu cứng để gắn vũ khí bên ngoài thân.
Video đang HOT
Một tên lửa ALBM có thể được sử dụng để tấn công tàu sân bay hay thậm chí là mang đầu đạn hạt nhân. Cho đến nay, có rất ít quốc gia phát triển ALBM.
Cho đến nay, cả giới quan chức quân sự lẫn báo chí Trung Quốc chưa hề xác nhận thông tin nào về khả năng thực sự của máy bay H-6N. Máy bay này được tin là phiên bản cuối cùng của dòng máy bay ném bom H-6.
Bức ảnh trên bìa Hiện đại thuyền bạch đã hé lộ hình hài một quả tên lửa đạn đạo gắn dưới bụng máy bay ném bom H-6N.
Các nhà quan sát ghi nhận sự tương đồng về hình dáng của tên lửa này với tên lửa Đông Phong 15 (DF-15) cũng của Trung Quốc, hay tên lửa Kinzhal của Nga.
Chú thích của bức hình nói giá đỡ ở bụng máy bay có thể được gắn ” những vật thể kích cỡ lớn”, nhưng một số nhà quan sát nói hình vẽ tên lửa cho thấy nó rất giống tên lửa đạn đạo DF-15 đã được Lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc triển khai.
Trong thời gian gần đây, chỉ có một loại ALBM được nói là đã được triển khai ở một mức độ nhất định, là loại tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 2017, phóng đi từ máy bay tiêm kích MiG-31.
Mỹ và Anh đã tìm cách phát triển một ALBM có năng lực thực tế trong các dự án Bold Orion và GAM-87 Skybolt. Mỹ từ bỏ chương trình ALBM vì cho rằng phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) khả thi hơn.
ANH MINH
Theo tienphong
Nga vét kho dự trữ cấp tốc đưa S-300PS sang Tajikistan
Quân đội Nga đang duy trì một số lượng lớn tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS trong các kho dự trữ chiến lược để sẵn sàng tái sử dụng.
Truyền thông Nga cho biết, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS đã lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại căn cứ quân sự số 201 của Nga được triển khai tại lãnh thổ nước cộng hòa Tajikistan.
Theo thông báo, lô thiết bị đã được chuyển đến Tajikistan bằng đường sắt, những tổ hợp S-300PS này có xuất xứ từ kho vũ khí dự trữ chiến lược của Quân khu Trung tâm, đóng tại khu vực Volga.
Hiện tại các quân nhân Nga đang thực hiện công tác chuẩn bị kỹ thuật cho vị trí triển khai hệ thống vũ khí này. Sau khi hoàn thành công tác trên, tổ hợp S-300PS sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tajikistan.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS được Nga đưa tới căn cứ quân sự trên đất Tajikistan
Nhiệm vụ chính của khẩu đội S-300PS sẽ là đảm bảo an toàn cho các cơ sở của căn cứ quân sự 201 khỏi các cuộc tấn công đường không của kẻ thủ, cũng như chịu trách nhiệm phòng thủ theo hiệp ước khu vực an ninh tập thể Trung Á cùng với các lực lượng và vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang Cộng hòa Tajikistan.
Tổ hợp S-300PS vừa được "gọi tái ngũ" bao gồm khoảng 30 đơn vị cấu thành, bao gồm xe chỉ huy, bệ phóng, radar trinh sát, radar dẫn đường, cũng như các phương tiện hỗ trợ, dịch vụ báo chí của Quân khu Trung tâm Nga báo cáo.
Nhiều khả năng hệ thống S-300PS trên chỉ đơn thuần được mang ra tái sử dụng chứ không trải qua quá trình nâng cấp, hiện đại hóa, bởi nhu cầu của Nga tại Tajikistan chưa yêu cầu phải điều động tới những tổ hợp phòng không cao cấp hơn.
Trong thời gian gần đây Nga đã "gọi tái ngũ" khá nhiều tổ hợp phòng không S-300PS để triển khai trên lãnh thổ các quốc gia "phên dậu"
S-300PS (SA-10 Grumble) thuộc phiên bản đời đầu của S-300, chính thức ra mắt vào năm 1985. Tổ hợp được nâng cấp với sự phục vụ của xe mang phóng tự hành 5P85T (dựa trên khung gầm xe tải MAZ 7910 8x8) và radar điều khiển hỏa lực 5N63.
Sức mạnh của S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn 5V55R tầm bắn 90 km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 - 25 km, mang theo đầu đạn nặng 133 kg với hệ dẫn đường nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.
Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ 3 - 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu sang di dời khỏi trận địa dưới 5 phút.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Báo Nga nói về nước có vũ khí hạt nhân nhiều và mạnh thứ ba thế giới 55 năm trước, vào tháng 10/1964, Trung Quốc đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, công suất 22 kiloton. Tên lửa Đông Phong -17. Theo các chuyên gia, ngày nay Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân: kho vũ khí mạnh thứ ba sau Nga và Mỹ. Về tiềm năng chiến lược và triển vọng của Bắc Kinh, báo Sputnik...