Báo chí Trung Quốc “coi khinh” vùng phòng không Hàn Quốc?
Báo chí Trung Quốc đã phản ứng khá bình tĩnh trước động thái Hàn Quốc mở rộng vùng phòng không, mặc dù vùng này chồng lấn lên vùng phòng không Trung Quốc mới tuyên bố và bao trùm lên một đảo tranh chấp giữa hai nước.
Báo Trung Quốc cho rằng vùng phòng không Hàn Quốc không có “tầm quan trọng quân sự thực sự”.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua công bố họ đã thảo luận với các nước láng giềng về việc mở rộng vùng phòng không mới, vùng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 tới. Động thái của Seoul diễn ra 2 tuần sau khi Trung Quốc đơn phương công bố vùng phòng không gây tranh cãi của mình trên Hoa Đông vào ngày 23/11, bao gồm cả một đảo chìm tranh chấp được Hàn Quốc gọi là Ieodo trong khi Trung Quốc gọi là Suyan (tên quốc tế là Đảo Socotra).
Báo chí chính thức và các chuyên gia phân tích Đại lục hầu như xem nhẹ động thái Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không hiện tại (KADIZ) của nước này.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã “coi khinh” vùng phòng không của Hàn Quốc, coi đây chỉ là “hành động giữ thể diện” của “một nước nhỏ” và vùng phòng không của Hàn Quốc “không có tầm quan trọng quân sự thực sự”.
“Hàn Quốc cần phải quan tâm đến những hậu quả nghiêm trọng nếu vùng phòng không thực sự vượt quá giới hạn trong mối quan hệ Trung-Hàn. Trung Quốc có nhiều đòn bẩy khác ngoài Hàn Quốc xét về kinh tế và ngoại giao”, tờ báo cảnh báo.
Các tờ báo chính thức khác, như Nhật báo giải phóng quân hay Nhân dân Nhật báo chỉ có thông tin ngắn gọn về công bố của Hàn Quốc và tin tức này bị các tin quốc tế khác lấn lướt.
Video đang HOT
Liu Jiangyong, phó giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế ở Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết trên tờ Ta Kung Pao, tờ báo ở Hồng Kông, rằng đối lập với “từ chối thông tin và phản ứng kém cỏi” của Nhật, Seoul chắc chắn đã tham vấn chặt chẽ với Bắc Kinh về vùng phòng không chồng lấn của họ, nhằm tránh xảy ra xung đột.
Lu Chao, một chuyên gia về Hàn Quốc tạo Học viện Khoa học xã hội Liêu Ninh, nhận định trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng, động thái của Seoul “không phải là một cử chỉ thân thiện đối với Trung Quốc” nhưng ông cũng nhìn thấy trước khả năng xảy ra đụng độ lớn giữa đôi bên là rất thấp.
Tờ China Daily dẫn chuyên gia hải quân Yin Zhuo cho rằng “Bắc Kinh và Seoul biết rằng cả tuyên bố của Trung Quốc lẫn việc mở rộng của Hàn Quốc đều không phải là biện pháp gây hấn”.
Hiện chưa có phản ứng chính thức từ phía giới chức trách Trung Quốc về vùng phòng không của Hàn Quốc. Vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng động thái của Hàn Quốc cần phải “tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế”, nhưng “Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.
Còn hôm nay, Nhật Bản đã “gật đầu” với vùng phòng không của Hàn Quốc và giải thích phản ứng của họ khác với vùng phòng không của Trung Quốc là bởi, vùng phòng không Hàn Quốc không chồng lấn lên không phận, vùng biển và lãnh thổ của Nhật.
Trong một thông cáo được cho là mượn ví dụ Hàn Quốc để đả kích Trung Quốc vào ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Hàn Quốc đã “tham khảo Hoa Kỳ” trước khi mở rộng vùng phòng không của họ trên Hoa Đông. Washington đã hết sức khen ngợi động thái “theo đúng thông lệ quốc tế” của Hàn Quốc với dụng ý nêu bật tính chất đơn phương áp đặt của Bắc Kinh khi thiết lập vùng phòng không Trung Quốc.
Theo bà Paski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cách tiếp cận của Hàn Quốc cho phép các hãng hàng không dân sự tránh được sự nhầm lẫn hoặc lâm vào tình thế nguy hiểm. Bà nói thêm Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo sao cho hành động của họ góp phần tăng cường sự ổn định, khả năng dự báo rủi ro, trên tinh thần phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Dantri
Trung Quốc im lặng trước vùng phòng không mới của Hàn Quốc
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9.12 đưa tin về vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc nhưng không kèm theo bình luận chỉ trích gì. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không có ý kiến.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận cụ thể nào về vùng nhận dạng phòng không vừa được mở rộng của Hàn Quốc - Ảnh: Reuters
Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về vùng phòng không mới chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông, theo AFP.
Trước đó, Seoul, Tokyo và Washington đã lên tiếng phản đối vùng phòng không mới mà Bắc Kinh đơn phương thành lập hồi tháng 11, vốn bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (nơi đang có tranh chấp với Hàn Quốc) và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản).
Giới quan sát nhận định Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; nhưng đối với Seoul, Bắc Kinh luôn tìm cách thắt chặt quan hệ hữu nghị.
Một bài xã luận trên ấn phẩm tiếng Hoa của Hoàn Cầu thời báo, nhật báo có xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ không có phản ứng cụ thể gì về vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc.
Cũng theo nhận xét của tờ báo này, động thái mới đây của Hàn Quốc "mang tính lợi dụng", tranh thủ thời điểm Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu, nhưng cho biết "Trung Quốc vẫn tôn trọng quyền lợi của Hàn Quốc".
"Hàn Quốc là một đối tác hữu nghị và quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng Hàn Quốc sẽ đáp lại ý tốt của Trung Quốc một cách toàn tâm, chứ không phải chỉ qua điện thoại", Hoàn Cầu thời báo nhắn nhủ.
Các hãng tin chính thống khác tại Trung Quốc, gồm cả tờ Nhân dân nhật báo do đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, hay Tân Hoa xã, đã không có bất kỳ bài bình luận gì về chủ đề nói trên, trong khi các tờ báo khác đưa tin rất mơ hồ.
"Mặc dù vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc một cách chủ quan, nhưng đây là một hành động mà chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành để đảm bảo cho quyền lợi và thỏa mãn yêu cầu của người dân nước này", Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Su Hao, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc, nhận định.
Bình luận này được đăng tải trên ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu thời báo. Ông Su cũng nói rằng động thái của Hàn Quốc không mang tính hiếu chiến.
Phản ứng của truyền thông Trung Quốc tương tự với các phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không.
"Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau", ông Hồng trả lời, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch của Hàn Quốc "cần tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế".
Mỹ, Nhật, Hàn bước vào 'cuộc chiến cân não' với Trung Quốc Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Alexei Pushkov, nhận định rằng Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn Quốc đã bước vào "cuộc chiến cân não" về vùng nhận dạng phòng không với Trung Quốc. Ông Pushkov cho rằng việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lập vùng nhận dạng phòng không chồng lấn nhau là động thái nguy hiểm, theo trang tin Russia Beyond Headlines ngày 8.12. "Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc đã bước vào cuộc chiến cân não với Trung Quốc", ông Pushkov nhận xét. Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không của nước này thêm hơn 66.000 km2 về phía nam, bao gồm không phận bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu tranh chấp với Trung Quốc. Vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc cũng chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không mới thành lập ở biển Hoa Đông của Trung Quốc và của Nhật, theo AFP. Mỹ "hoan nghênh" việc Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không. Nhưng Washington và hai đồng minh Nhật, Hàn lại kịch liệt phản đối vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập hồi 23.11. ( Phúc Duy)
Nhật không phản đối vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc Chính phủ Nhật Bản cho biết kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc không gây ra vấn đề gì đối với Tokyo, đài NHK (Nhật) đưa tin ngày 9.12. Vào hôm 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo sẽ mở rộng vùng phòng không chồng lấn sang một phần vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu, vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Seoul và Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo rằng vùng phòng không mở rộng sẽ có hiệu lực vào ngày 15.12 và khẳng định đã "tham khảo với Mỹ, Nhật và Trung Quốc" trước khi đưa ra quyết định này. NHK dẫn lời các quan chức Nhật xác nhận đã được phía Hàn Quốc thông báo trước về vùng phòng không mở rộng. Mặc dù không phản đối, nhưng Tokyo bày tỏ quan ngại rằng động thái của Hàn Quốc có thể gây phương hại đến quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh, cũng như gây căng thẳng trong khu vực. ( Hoàng Uy)
Theo TNO
Dùng chiêu sở hữu cổ vật, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông Trung Quốc đang dùng chiêu thức tuyên bố quyền sở hữu với các di tích khảo cổ và xác tàu trên Biển Đông để khẳng định chủ quyền quốc gia tại vùng biển xảy ra tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Hồi năm ngoái, đoàn khảo cổ học dưới nước do chuyên gia khảo cổ hàng đầu thế giới người...