Báo chí Trung Đông tố tàu Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam
Báo chí của UAE, Ai Cập… đưa tin Trung Quốc đưa tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và quân sự hóa ở khu vực Biển Đông.
Báo chí khu vực Arab những ngày qua như trang điện tử Skynewsarabia (UAE), Shorouknewsvà DostorMasrawy (Ai Cập), Alhayat (Saudi Arabia), Iraqnews đã đưa tin Trung Quốc đưa tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và quân sự hóa ở khu vực Biển Đông.
Các báo có bài viết, tàu thăm dò địa chất Trung Quốc Hải Dương 8 đã vào lại vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 12/8 cùng với ít nhất 2 tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc. Trước đó, ngày 3/7, tàu Hai Dương 8 đã vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam 2 tuần. Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động này.
Trung Quốc đang làm căng thẳng ở Biển Đông. (Ảnh: Skynewsarabia).
Video đang HOT
Trước sự phản đối liên tục và mạnh mẽ của Việt Nam, ngày 17/8, các tàu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: Việt Nam bày tỏ thiện chí và tìm cách đối thoại với các nước liên quan để giải quyết tranh chấp.
Trên Tạp chí của Trung tâm nghiên cứu và tìm kiếm chiến lược Ai Cập, nhà báo Hussein Ajli cũng có bài viết “ Trung Quốc làm phức tạp hóa tình hình Biển Đông bằng cách tạo ra một nền tảng quân sự mới“.
Nhà báo Hussein Ajli nhấn mạnh rằng, tháng 7 năm ngoái, Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Các yêu sách của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “Đường 9 đoạn” không có cơ sở pháp lý.
Liên quan tới những căng thẳng ở Biển Đông, tác giả đưa ra nhiều kịch bản như các bên liên quan có thể kiện ra tòa, đàm phán, hoặc đối đầu quân sự. Nhưng kịch bản phù hợp là thúc đẩy và tìm kiếm một giải pháp ngoại giao vì hòa bình và ổn định cho khu vực.
Theo NGỌC THẠCH/VOV
Phó Tổng thống Philippines: Dân lo Tổng thống 'bán mình' cho Trung Quốc
Phó Tổng thống Leni Robredo nói rằng người dân Philippines lo ngại Tổng thống Duterte "bán mình" cho Trung Quốc sau các diễn biến gần đây ở Biển Đông.
"Tôi hiểu tại sao chính quyền mới thân thiện hơn với Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ cần có một đường lối rõ ràng để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của chúng tôi. Tổng thống đã đưa ra rất nhiều tuyên bố mang lại cảm giác chúng tôi đang quen với những gì mà Trung Quốc muốn", bà Robredo cho hay.
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo. (Ảnh: Bloomberg)
Nữ chính khách nói thêm rằng người dân Philippines đang lo sợ một ngày nào đó, họ sẽ thức dậy và nhận ra nhiều lãnh thổ của Philippines không còn là của Philippines nữa.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Duterte theo đuổi chính sách rời xa Mỹ, xích lại gần Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Philippines nổi tiếng mạnh tay với cuộc chiến ma túy khiến hàng nghìn người thiệt mạng, không dưới một lần chỉ trích Mỹ và sẵn sàng tuyên chiến với Canada vì vấn đề rác thải. Nhưng ông lại có vẻ ít kiên quyết hơn với Trung Quốc khi nhiều lần nhấn mạnh rằng Philippines không đủ khả năng cho một cuộc tranh chấp trên biển.
Nhiều nghị sỹ Philippines tỏ ra bất bình khi Tổng thống nói vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines hồi đầu tháng 6 là sự cố hàng hải nhỏ hay tuyên bố cho phép Bắc Kinh đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này vì tình hữu nghị giữa 2 nước.
Mới đây, ông cũng khẳng định không phản đối đề xuất của Trung Quốc liên quan tới vấn đề chia sẻ nguồn tài nguyên trên Biển Tây Philippines (Biển Đông).
Vào cuối tháng này, nhà lãnh đạo Philippines sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc. Ông Duterte cho biết sẽ đề cập tới phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 khi gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam và sức mạnh cộng đồng quốc tế Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 8/8, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) nói rằng, các nỗ lực đấu tranh bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam và sức mạnh của cộng đồng quốc tế ít nhiều có tác dụng với các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. GS Carlyle...