Báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số, báo chí có cơ hội lớn để phát triển nhưng đồng thời cũng đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử.
Sáng 5/11, hội thảo khoa học Báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số được tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ( quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Đoàn chủ tịch của hội thảo gồm GS.TS Đinh Xuân Dũng (Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương), PGS.TS Lưu Văn An (quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền), PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí.
Hội thảo khoa học được tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Hải Nam.
Video đang HOT
Hội thảo có 2 phiên là Báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số: lý luận và yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam; và Đổi mới sáng tạo, tổ chức sản xuất, mô hình tòa soạn, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số ngành báo chí, truyền thông hiện nay.
22 tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan báo chí, doanh nghiệp… đã được gửi đến hội thảo để cùng bàn luận, xây dựng nền tảng cơ bản về lý thuyết báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các đại biểu chia sẻ thực trạng, vấn đề đặt ra, phương thức, giải pháp giải quyết vấn đề nhằm tăng năng lực cạnh tranh của báo chí với các loại hình truyền thông xã hội.
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí. Ảnh: Hải Nam.
“Trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0, để thực hiện sứ mệnh của mình, báo chí vừa có cơ hội lớn cho sự chuyển đổi và phát triển, đồng thời cũng đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử”, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng nói.
Trong tham luận Quản trị theo phương thức nền tảng: Một hướng mới giúp hoàn thiện mô hình tòa soạn hội tụ, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch CSCI Indochina Group cho biết người làm báo hiện nay không chỉ nhà báo.
“Mọi người đều có thể trở thành người làm báo, dẫn đến việc mở rộng biên giới báo chí truyền thông. Trước đây, truyền thông báo chí gói gọn trong truyền hình, báo in, báo điện tử… Nhưng ngày nay, trong bối cảnh chuyển đổi số, báo chí giờ còn tồn tại trên các forum, các phần nềm, mạng xã hội…”, ông Giang nêu quan điểm.
Sai hội thảo, hội đồng biên tập và phản biện độc lập sẽ lựa chọn những tham luận đảm bảo chất lượng, phù hợp với chủ đề để biên soạn sách chuyên khảo và xuất bản trong thời gian tới.
Một doanh nghiệp của tỉnh Bình Định vừa ký hợp đồng độc quyền xuất khẩu nước mắm truyền thống sang quốc gia nào?
Ông Hồ Văn Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Thịnh Đạt (thôn Phụng Du II, xã Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) - đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế biến và bảo quản nước mắm, cho biết, ngày 1.10, Công ty xuất khẩu đơn hàng 4.000 lít nước mắm sang thị trường Hàn Quốc cho đối tác.
Ông Hồ Văn Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Thịnh Đạt (thôn Phụng Du II, xã Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết: Đây là đơn hàng chính thức đầu tiên của doanh nghiệp xuất sang thị trường Hàn Quốc theo hợp đồng.
Nước mắm truyền thống. Ảnh: minh họa.
Cá cơm tươi-nguyên liệu làm ra nước mắm truyền thồng. Ảnh: minh họa.
Trước đó, công ty gởi mẫu mã, sản phẩm nước mắm truyền thống của mình để đối tác Hàn Quốc kiểm tra, kiểm định chất lượng. Các mẫu sản phẩm nước mắm của doanh nghiệp đều đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của đối tác Hàn Quốc.
Giữa tháng 9 vừa qua, doanh nghiệp Hưng Thịnh Đạt đã ký hợp đồng cung ứng nước mắm độc quyền với phía Hàn Quốc, thời gian triển khai hợp đồng trong 3 năm, đơn hàng 4.000 lít/tháng.
Bộ Giao thông Vận tải: Khắc phục triệt để hư hỏng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban quản lý dự án triển khai các thủ tục xác nhận hết thời gian bảo hành dự án mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Một đoạn đường Hồ Chí Minh từ Kon Tum đi Pleiku (Gia Lai). Ảnh Huy Hùng/TTXVN Bộ...