Báo chí TQ đưa tin việc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Tân Hoa Xã loan tin hôm nay, 4 tàu Hải giám Trung Quốc đã đến Đảo Châu Viên thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bản tin ghi lại từ tàu Hải giám số 83 của Trung Quốc..
Các đội tuần tra CMS (China Marine Surveillance – Giám sát biển Trung Quốc) khởi hành từ thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam ven biển phía nam Trung Quốc vào ngày 26 tháng 6 đến vùng biển Đông để tiến hành tuần tra thường xuyên.
Nhóm tuần tra có chuyến đi hơn 2.400 hải lý (4.500 km) đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu Hải giám số 83 của Trung Quốc
Video đang HOT
Chỉ huy Li Yongbo đã nói chuyện với các quan chức Trung Quốc đóng quân trên Đảo Châu Viên trong khi nhóm tàu đi qua khu vực.
Đảo Châu Viên (Huayang Reef, tên quốc tế: Cuarteron Reef, Trung Quốc gọi là: Hoa Dương Tiêu) là một đảo của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây dường như là 1 động thái mới hơn của Trung Quốc làm gia tăng hơn căng thẳng ở biển Đông.
Trước đó, cách đây ít hôm, người phát ngôn của Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết: &’Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển của chúng ta, quân đội Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu trong vùng biển dưới sự kiểm soát của chúng tôi’.
&’Quân đội Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của chúng ta là chắc chắn và bền vững,’ ông này ngang ngược nói thêm.
Trung Quốc đang tham gia trong các tranh chấp lâu dài với nhiều nước về chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc biển Đông. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
Trước đó, nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam cũng như quốc tế đã lên án hành động thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc, coi nó là việc làm vi phạm chủ quyền nghiêm trọng ở biển Đông.
Bên cạnh đó CNOOC, tập đoàn dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc cho biết một cách vô lối trên trang web của mình vào cuối tuần trước rằng, tập đoàn này sẽ mời các đối tác nước ngoài để cùng nhau thăm dò và phát triển 9 lô dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật biển và đặc biệt không phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động dầu khí.
Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm và gây căng thẳng tình hình trên biển Đông.
Theo Phunutoday