Báo chí toàn cảnh 31/1: Tương lai u ám của Hiệp ước Schengen
Các báo tại châu Âu tuần qua đều có bài về tương lai u ám của một hiệp ước được coi là thành tựu lớn nhất của châu Âu bãi bỏ biên giới, đi lại tự do không cần xin phép.
Tờ Mặt trời 24h của Italy đặt trên trang nhất bài “Khủng hoảng tỵ nạn đe dọa Hiệp ước Schengen”. Tờ Thời báo Thụy Sĩ có bài “Làm thế nào để cứu Schengen khỏi cái chết lâm sàng”. Báo Tấm gương hàng ngày của Đức đặt tít “Schengen bên bờ vực”. Còn tờ Thời báo tại Ireland, nước không ký hiệp ước về đi lại tự do, có bài “Nếu không xử lý được vấn đề Schengen, các nước châu Âu sẽ phải tái lập biên giới quốc gia”.
Trong khi đó, “Đàm phán căng thẳng về số phận của khối Schengen” là đầu đề một bài trên báo Thế giới của Pháp. Còn tại Hy Lạp, tờ Kathimerini nhấn mạnh: “Liên minh châu Âu gây sức ép về Schengen”.
Sức ép ở đây là với Hy Lạp. Trong bài “Hy Lạp trước nguy cơ bị khai trừ khỏi khối Schengen”, về cuộc họp không chính thức của Ngoại trưởng 28 nước hôm 25/1 tại Amsterdam, trên tờ Diário de Notícias của Bồ Đào Nha viết rằng: “Chính phủ Hy Lạp bị chê trách là đã bất lực trước làn sóng tỵ nạn, một số nước muốn Hy Lạp phải ra khỏi khối Schengen”. Lý do bởi đa số người tỵ nạn vượt Địa Trung Hải tới bờ Hy Lạp, lợi dụng chính sách đi lại tự do, đã dễ dàng từ Hy Lạp đi sang các nước khác trong khối Schengen. Nếu Hy Lạp bị cách ly khỏi khối Schengen, người tỵ nạn sẽ không còn hy vọng qua Hy Lạp mà đi lên phía Bắc được nữa.
Một số nước kêu gọi Ủy ban châu Âu áp dụng điều 26 trong Hiệp ước Schengen, cho phép một quốc gia tái lập kiểm soát biên giới khi an ninh bị đe dọa. Báo La Vanguardia của Tây Ban Nha nhắc lại là “đang có 6 nước áp dụng phần nào điều khoản này với mức độ nhiều ít khác nhau. Đó là Đức, Áo, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy”. Bài báo bình luận: “Các nước châu Âu đã thất bại, không thể đối phó với làn sóng tị nạn lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai”.
Video đang HOT
Theo_VTV
Giật mình những tiên đoán cực chuẩn xác về tương lai
Điều kỳ lạ là một số bộ phim tiên đoán chuẩn xác tương lai một cách bất ngờ khiến nhiều người kinh ngạc.
Một trong số những bộ phim tiên đoán chuẩn xác tương lai phải kể đến đó là tác phẩm "The Man". Năm 1972, nam diễn viên James Earl Jone tham gia bộ phim "The Man". Bộ phim nói về hành trình thượng nghị sĩ Douglass Dilman do James Earl Jones thủ vai trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Đến năm 2008, Barack Obama đắc cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng và trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Chính vì vậy, tác phẩm "The Man" là một trong những bộ phim tiên đoán chính xác tương lai thế giới.
Trong bộ phim "You've Got Mail" công chiếu năm 1998, hai diễn viên Tom Hanks và Meg Ryan đã viết nên câu chuyện tình qua mạng kể về hai người sống ở New York quen nhau trên mạng và rất cảm mến nhau.
Khoảng 20 năm sau, hẹn hò trực tuyến ra đời và nhiều cặp đôi nên duyên từ trò truyện, hẹn hò qua mạng. Những chuyện xảy ra trong tác phẩm "You've Got Mail" đã trở thành hiện thực như lời tiên đoán trong bộ phim trên.
Bộ phim truyền hình "The Lone Gunmen" của Mỹ khởi chiếu tập đầu tiên vào ngày 4/3/2001. Nội dung bộ phim nói về nhóm hacker tên "The Lone Gunmen" đột nhập vào cơ sở dữ liệu của chính phủ để lật tẩy âm mưu của họ. Trong seri phim truyền hình đó, một tập phim đã miêu tả nhóm khủng bố đã cướp một chiếc máy bay và đâm thẳng vào tòa tháp đôi. Vin vào sự kiện đó, chính phủ đã lấy đó làm lý do để tấn công các quốc gia khác.
Không lâu sau đó, vụ khủng bố xảy ra ngày 11/9/2001 khiến cả nước Mỹ kinh hoàng. Điều bất ngờ là vụ khủng bố trên có nhiều chi tiết giống trong tập phim đó khi nhóm khủng bố đã cướp máy bay và đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.
Công chiếu năm 1979, bộ phim hài "Americathon" có bối cảnh năm 1998, khi mà nền kinh tế Mỹ đang bế tắc, nợ công chồng chất. Trong đó, nội dung bộ phim nói về việc Trung Quốc sẽ trở thành mối lo kinh tế toàn cầu, lạm phát bùng nổ cũng như thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nan giải.
Hiện nay, những dự đoán được đề cập trong bộ phim trên đã trở thành hiện thực. Trung Quốc từng bước trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới (sau Mỹ).
Bộ phim khoa học viễn tưởng "2001: A Space Odyssey" sản xuất năm 1968 đã dự đoán khá chính xác sự ra đời của những kỹ thuật công nghệ hiện đại ngày nay như buồng lái làm bằng kính chịu lực, iPad, TV trên máy bay, đưa robot lên vũ trụ để hoạt động và video phone.
Ngày nay, những điều được dự đoán trong bộ phim trên đã được các chuyên gia hiện thực hóa, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghệ điện tử thông tin.
Theo_Kiến Thức
EU sẽ 'tan rã' vì Hiệp ước Schengen? Sự sụp đổ của Hiệp ước Schengen, một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai do cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu đem lại, sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả Liên minh châu Âu (EU), cũng như đe dọa sự tồn tại của đồng Euro. Visa Schengen Nhận định trên được tạp chí Deutsche Welle...