Báo chí thiếu tầm khiến xây dựng nông thôn mới… gặp khó
“Thực tế là sở dĩ có nhiều khó khăn và vướng mắc trong việc triển khai thực hện việc xây dựng nông thôn mới phần lớn là do khâu tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa hấp dẫn. Các chuyên trang, chuyên mục về xây dựng nông thôn mới trên báo, đài chưa nhiều…”, ông Nguyễn Văn Phước Cường – Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang nhận định trong buổi Tọa đàm “Báo chí tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững”, nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, do Sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) tỉnh Tiền Giang tổ chức ngày 15.6.
Theo ông Phạm Bửu Ngọc – đại diện Sở TT-TT thông tỉnh Tiền Giang, bên cạnh thông tin mang tính định hướng xây dựng, một vài thông tin báo chí phản ánh mang bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và nông dân. Không những thế, một số tờ báo còn gây thiệt hại kinh tế cho nông dân trong khi chính quyền đang tìm cách nâng thu nhập cho khu vực nông thôn nhằm đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.
“Chúng ta vẫn còn ấn tượng với thông tin báo chí đăng về một nghiên cứu của Mỹ về việc ăn quá nhiều bưởi có thể gây ung thư vú. Hay thông tin túi bao trái xoài gây độc hại… Những thông tin này đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, Sở TT-TT đã có văn bản gởi Bộ TT-TT chỉ đạo các cơ quan bái chí dừng đăng”, ông chia sẻ.
Diện mạo Xã Hiệp Đức (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) khởi sức sau khi lên nông thôn mới.
Ông Cường cho rằng, từ thực tế cho thấy, vấn đề nâng cao chất lượng thông tin và hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện truyền thông cần phải được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Báo chí phải thông tin thế nào để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ nhằm làm thay đổi tư duy của cán bộ, nếp nghĩ của nông dân góp phần đưa nhanh chủ trương lớn của Đảng trở thành hiện thực, lấy lợi ích của nông dân đặt lên hàng đầu…
Quân dân chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tiền Giang.
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, cần phải nâng cao nhận thức, vai trò của người làm báo trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là nhiệm vụ quan trọng của báo chí nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định đời sống của nông dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang Trịnh Công Minh cho biết, tỉnh Tiền Giang đang dồn nguồn lực đầu tư từ nay đến năm 2020 để có khoảng 100 xã hoàn thành chương trình nông thôn mới. Tức mỗi năm có 20 xã hoàn thành chương trình này. Hiện, tỉnh có 40 xã hoàn thành Chương trình Nông thôn mới.
Theo Danviet
Đắk Nông: Chưa góp tiền làm đường NTM, dân bị bịt lối đi
Hơn một tháng qua, một hộ dân tại xã Quảng Tín, huyện Đắk R'Lấp (Đắk Nông) bị bịt lối đi vì chưa góp tiền làm đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân đã có đơn kiến nghị giải quyết nhưng đến nay chính quyền vẫn chưa xử lý dứt điểm.
Xâm phạm nhà dân
Hơn một tháng qua, gia đình ông Nguyễn Văn Nhất (tổ 8, thôn 4, xã Quảng Tín, huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông) bị mất lối đi do người dân trong thôn dùng gạch đá xây tường chắn trước cổng nhà. Ông Nhất cho biết: "Họ tự ý đến tháo dỡ rào nhà tôi rồi đổ gạch đá xây chắn ngang lối ra vào. Ở những chỗ giáp với các hộ dân khác họ cũng dùng gạch xây bít luôn".
Mặc dù chứng kiến việc người dân ngang nhiên phá rào nhà mình để xây tường bít lối ra vào nhưng ông Nhất không dám ngăn cản vì sợ bị đánh.
Theo quan sát của chúng tôi, bức tường này cao khoảng 1,5m, dài 15 mét trong đó có 7m chắn ngang cửa nhà ông Nhất được xây bằng đá hộc có móng đá hộc rất kiên cố. Do ngôi nhà ông Nhất nằm ở vị trí đường cụt (hướng đường đi thẳng vào nhà), hai bên còn lại là nhà của những hộ dân khác nên khi bị chắn lối ra vào, gia đình ông Nhất như bị giam trong nhà mình.
"Trước đây đi ra đường quốc lộ chỉ mất khoảng 5km bằng xe máy thì giờ tôi phải đi bộ băng qua rẫy, đi đường vòng mất hơn 20km. Nhiều hôm con đau, vợ chồng tôi phải cõng con ra phía sau nhà vượt suối, rồi băng qua hàng chục km trong rẫy mới ra được đường mòn để đưa con đi viện" - ông Nhất kể.
Bức tường kiên cố được người dân xây dựng để không cho ông Nhất đi trên con đường họ đã đóng tiền để làm. (Ảnh nhìn từ ngoài nhà ông Nhất vào).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc ông Nhất bị người dân trong thôn chắn lối đi xảy ra từ sáng 27.4. Để làm bức tường này, người dân đã đóng góp hơn 6 triệu đồng, cùng hàng chục công xây dựng.
Nguyên nhân của việc này được chính quyền xác định là do ông Nhất không đồng ý nộp tiền làm đường theo chương trình xây dựng NTM với số tiền gần 3 triệu đồng. Con đường này được chính quyền vận động xây dựng từ đầu năm nay có chiều dài 600m, rộng 3m đi qua tổ 8, thôn 4 của xã.
Do nhà ở cuối đường, cho rằng mình không được hưởng lợi nhiều, phần khác do đứa con 7 tuổi đang bị bệnh, thường xuyên phải đi TP.Hồ Chí Minh để chữa trị nên ông Nhất xin giảm bớt tiền đóng góp. Tuy nhiên nhiều người không đồng ý nên ông Nhất không đóng.
Để làm bức tường này, người dân đã tháo dỡ tường rào nhà ông Nhất. (Ảnh nhìn từ nhà ông Nhất ra)
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Nhất đã có đơn nhờ chính quyền can thiệp thế nhưng đã hơn một tháng trôi qua, sự việc vẫn không được giải quyết.
"Họ nói (chính quyền địa phương - PV) theo nguyên tắc là phải sau 45 ngày nên chưa xử lý. Trong khi đó, mặc dù là bị xâm phạm nhưng tôi không dám phá bức tường này vì sợ bị đánh hội đồng"- ông Nhất nói.
"Sau khi bị bịt lối đi, thôn có cuộc họp dân, tôi đã đồng ý sẽ đóng góp 100% số tiền trên nhưng không ai nhận"- ông Nhất nói thêm.
Chính quyền làm theo "quy trình"(?!)
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù sự việc xảy ra khá lâu nhưng mãi đến ngày 29.5, UBND xã mới có văn bản yêu cầu Ban tự quản thôn tháo dỡ bức tường chắn trước nhà ông Nhất.
Sáng 7.6, trả lời PV Dân Việt về sự chậm trễ xử lý sự việc trên, ông Vũ Trọng Tài, Chủ tịch UBND xã Quảng Tín cho biết, thực ra xã rất quyết liệt trong việc xử lý nhưng mọi việc phải theo đúng "quy trình".
"Ngay sau khi sự việc xảy ra, ngày 27.4 chúng tôi đã cho lực lượng xuống đình chỉ việc xây dựng. Đến ngày 2.5, chúng tôi mời Ban tự quản thôn và ông Nhất lên để thống nhất việc đóng tiền nhưng ông Nhất cũng không đồng ý.
Đến ngày 10.5, tôi trực tiếp xuống và mời 86 hộ dân họp giải thích cho người dân hiểu. Qua cuộc họp ông Nhất đã đồng ý đóng tiền. Tuy nhiên lúc này bà con bức xúc vì ông Nhất đã để cho bà con phải mất nhiều thời gian họp hành mới đồng ý đóng tiền nên không đồng ý tháo dỡ công trình. Từ đó đến nay, chúng tôi đã chỉ đạo các đoàn thể xuống vận động bà con rất nhiều lần"- ông Tài nói.
Bị bít lối đi, ông Nhất phải bắc cầu tạm qua suối để băng qua rẫy, ra ngoài
"Chúng tôi xác định không thể để sự việc kéo dài nhưng do có liên quan đến 86 hộ dân nên chúng tôi phải tìm biện pháp xử lý hài hòa, đúng quy trình, quy định của pháp luật"- ông Tài nói thêm. Cũng theo ông Tài, nếu đến hết ngày 7.6, người dân không tháo dỡ bức tường trước nhà ông Nhất thì ngày 8.6, chính quyền địa phương sẽ tổ chức cưỡng chế theo quy định.
Chính quyền phải chịu trách nhiệm đầu tiênTheo luật sư Tạ Quang Tòng, Phó đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, để xảy ra sự việc trên thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương. Bởi ngoài các công việc khác, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm điều hòa cuộc sống chung. Về phía người dân, hành vi xây tường chắn trước nhà người khác là đã xâm phạm chỗ ở, xâm phạm quyền được đi lại của công dân. Tuy nhiên mức độ vi phạm đến đâu thì phải kiểm tra mới xác định được. Trong việc này, người bị xâm phạm có quyền làm đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương để xác định hành vi đó ai chịu trách nhiệm.
Theo Danviet
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của làng quê Hà Tĩnh Những con đường khang trang sạch đẹp với hai bên là những luống hoa rực rỡ sắc màu, những hàng rào xanh mướt thẳng tắp... đó là khung cảnh đẹp như tranh tại nhiều làng quê của Hà Tĩnh. Từ chỗ thí điểm xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu tại 5 thôn, đến nay sau 5 năm thực hiện, Hà Tĩnh...