Báo chí quốc tế quan tâm đặc biệt việc Trung Quốc mở rộng cây trồng biến đổi gen
Báo chí QT đang rất quan tâm đến việc Trung Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển dịch sang sản xuất cây trồng nông nghiệp sử dụng công nghệ biến đổi gen.
Ngày 13/4, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tổ chức họp báo công bố kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển dịch sang sản xuất cây trồng nông nghiệp sử dụng công nghệ biến đổi gen trong vài năm tới. Theo nhận định của hãng tin Deutsche Welle của Đức, động thái này là một bước chuyển ngoặt rất lớn về mặt chính sách của Trung Quốc đối với lĩnh vực cây trồng biến đổi gen.
Trang mạng này còn trích lời ông Liao Xiyuan – một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc – trong buổi họp báo hôm đó: “Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 tới đây, Trung Quốc sẽ đưa vào sản xuất đại trà giống ngô biến đổi gen, đồng thời tiếp tục phát triển cây bông biến đổi gen trước đó”.
Ngô là loại mặt hàng có sản lượng lớn nhất trong các giống cây lương thực ở Trung Quốc, lúa mạch và lúa gạo vẫn xếp sau ngô. Tuy nhiên, đại bộ phận ngô sản xuất ra được dùng làm thức ăn chăn nuôi.
* Theo Tân Hoa Xã, trước kia, Trung Quốc chỉ có 2 loại cây trồng biến đổi gen được chính phủ nước này công nhận chính thức. Đó là cây bông biến đổi gen kháng sâu bệnh và cây đu đủ biến đổi gen kháng nấm. Trung Quốc cũng đã nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen như đỗ tương, ngô, bông, hạt cải dầu, củ cải đường… để làm nguyên liệu gia cộng thực phẩm.
* Tờ The Wall Street Journal chỉ ra dẫn chứng cho thấy, Trung Quốc đã hạ quyết tâm trở thành siêu cường trong lĩnh vực cây trồng biến đổi gen. 2 tháng trước, Tập đoàn hoá chất Trung Quốc ChemChina tuyên bố sẽ mua lại tập đoàn sản xuất hoá chất nông nghiệp và hạt giống Syngenta của Thuỵ Điển, với giá 43 tỷ USD. Dự kiến, thương vụ đình đám này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2016.
Syngenta là một trong số ít các công ty lớn trên thế giới đang chi phối việc sản xuất các loại cây trồng biến đổi gen. Ước tính, công ty này cung cấp độc quyền khoảng 6.800 loại hạt giống các loại cây trồng biến đổi gen.
Video đang HOT
* Theo phân tích của hãng tin Bloomberg, logic đằng sau thương vụ thâu tóm tham vọng của Trung Quốc là khoảng cách ngày càng lớn giữa hai con số: số dân ngày một phình ra và số diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới nhưng chỉ sở hữu 9% diện tích đất trồng trọt toàn cầu. Đó chính là điểm mấu chốt để Kem China quyết định thâu tóm Syngenta. Với vị thế là nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất thế giới và nắm trong tay nhiều loại hạt giống biến đổi gen giúp tăng sản lượng, Syngenta sẽ giúp tăng sản lượng lương thực mà Trung Quốc sản xuất trên mỗi hecta và tăng cường sức mạnh cho Kem China để cạnh tranh với các đối thủ khác, bao gồm tập đoàn hóa chất nông nghiệp và hạt giống Monsanto của Mỹ.
Không những vậy, với dân số gần 1,4 tỷ người, Trung Quốc cần phải tăng nhanh chóng năng suất nông nghiệp, vốn dễ bị tổn thương bởi tình trạng đất đai bạc màu, nguồn nước ô nhiễm và việc sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu.
Khi nhu cầu lương thực tăng cao, an ninh lương thực trở thành một chính sách quan trọng đối với chính phủTrung Quốc.
* Cùng chung nhận định, hãng tin Reuters còn trích một nguồn tin nắm rõ thương vụ này cho biết: Chỉ khoảng 10% đất nông nghiệp ở Trung Quốc có hiệu quả. Do vậy, thương vụ này không chỉ đơn giản là công ty này mua lại công ty khác. Đây là một nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để giải quyết một vấn đề thực sự. Vụ thâu tóm sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận được công nghệ sinh học tân tiến để phát triển hạt giống, giảm sự thuộc vào lương thực nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc phát triển cây trồng biến gen vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu do có những lo ngại đến sự an toàn của các loại thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen, cũng như nguy cơ đe dọa tính đa dạng sinh học. Cuối năm 2015, 2/3 các nước thành viên Liên minh châu Âu đã cấm việc trồng các loại cây trồng biến đổi gen trên lãnh thổ của họ.
Theo_VTV
Liên quân quốc tế tính đến việc mở rộng cuộc chiến chống IS sang Libya
Đại diện 23 nước tham gia liên minh quốc tế chống IS ngày 2/2, đã bày tỏ lo ngại về sự phát triển của nhóm cực đoan tại Libya.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh, chiến dịch không kích của liên quân quốc tế đã giúp làm suy yếu nhóm IS tại Iraq và Syria, song nhóm cực đoan này lại đang tăng cường hoạt động tại Libya, với mục tiêu hàng đầu là các nguồn lực của quốc gia Bắc Phi này.
Phiến quân IS tại Libya. Ảnh AP
Theo ông Kerry, một số nước cũng đã triển khai quân tới Libya và một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào tuần tới để thảo luận về chiến dịch không kích.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với IS trên mọi phương diện, ngăn không cho chúng mở rộng mạng lưới, cắt các nguồn tài chính, phơi bày sự dối trá của chúng. Và chúng tôi cam kết sử dụng mọi nguồn lực trong khả năng của mình để duy trì đà tấn công trên mọi mặt trận", ông Kerry nói.
Những ngày qua, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã bóng gió về khả năng mở rộng chiến dịch chống IS sang quốc gia dầu mỏ lớn nhất khu vực Bắc Phi.
Lợi dụng khoảng trống quyền lực tại Libya, nhóm khủng bố đã chiếm được quyền kiểm soát thành phố Syrte và nhiều lần mở các đợt tấn công vào những cơ sở dầu mỏ của Libya.
Đại diện các nước tham gia cuộc họp tại Rome đều nhất trí rằng, Libya đã sẵn sàng cho một chính phủ đoàn kết dân tộc. Quốc gia này có những nguồn lực và cộng đồng quốc tế không muốn những nguồn lực đó rơi vào tay các nhóm khủng bố.
Thủ tướng Italy Matteo Renzi nói: "Chúng tôi rất lo ngại về cuộc khủng hoảng tại Libya và những tác động của nó đối với khu vực. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi toàn thể người dân Libya và các đối tác quốc tế hỗ trợ tiến trình chính trị tại nước này, cũng như đánh giá cao vai trò xây dựng của các đối tác châu Phi và Liên minh châu Phi trong việc hỗ trợ hòa giải Libya và những nỗ lực của Liên Hợp Quốc thúc đẩy một giải pháp chính trị".
Năm năm sau khi chính quyền Tổng thống Mouamar Kadhafi sụp đổ, Liên Hợp Quốc đã triển khai nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy thông qua một kế hoạch chuyển giao chính trị tại Libya và một chính phủ đoàn kết dân tộc dường như đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, Quốc hội Libya được quốc tế công nhận hồi tuần trước đã bác bỏ thành phần chính phủ đoàn kết được xây dựng trong khuôn khổ tiến trình này.
Vì thế, những nước tham gia liên minh quốc tế chống IS tại Iraq và Syria đã không hề che giấu ý định mở rộng chiến dịch sang Libya dù vẫn khẳng định sẽ chỉ can thiệp nếu được sự cho phép của chính phủ đoàn kết dân tộc trong tương lai của Libya.
Trước thềm cuộc họp, nhật báo Figaro của Pháp cho biết, Pháp đang chuẩn bị các kế hoạch để can thiệp chống IS tại Libya. Chính phủ Pháp dù ngay sau đó đã bác bỏ thông tin, song cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng này.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố, tuyệt đối không có chuyện Pháp can thiệp quân sự tại Libya, đây không phải là lập trường của chính phủ Pháp.
Theo ông Fabius, quả thật, Pháp lo ngại về sự phát triển của IS và đó là lý do cần phải thúc đẩy việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Mọi triển vọng khác đều không nằm trong chương trình nghị sự. Một khi chính phủ được thành lập và được Quốc hội thông qua, thì khi đó Libya mới có thể nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Ông Putin "tham nhũng", thu nhập kém thư ký Peskov 5 lần Các lãnh đạo Nga vừa công bố mức thu nhập năm 2015. Trong đó, ông Putin nhỉnh hơn Thủ tướng Medvedev một chút và kém xa thư ký báo chí Peskov. Giới lãnh đạo Nga công khai thu nhập cá nhân Thu nhập của Tổng thống Nga Putin năm vừa qua là 8 triệu 891 nghìn rúp (tương đương 132,5 nghìn USD), một...