Báo chí quốc tế chỉ trích Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam đã thu hút sự chú ý của báo chí thế giới, cho thấy cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, sau vụ nước này đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển Việt Nam.
Trong bài viết mang tiêu đề “Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam”, trang tin Bloomberg đánh giá sự kiện là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007.
Trang tin dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng con tàu cá mang số hiệu DNa 90152 bị “tàu Trung Quốc đâm trúng”. 10 ngư dân trên tàu DNa 90152 đã được các tàu Việt Nam ở gần đó cứu.
Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển tại ngư trường truyền thống của mình (Nguồn: TTXVN)
Bloomberg tiếp tục dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh “các hành động hết sức nguy hiểm đe dọa mạng sống con người”.
Video đang HOT
“Điều quan trọng là tất cả các quốc gia cần khôi phục sự ổn định trong khu vực, hành động điềm tĩnh, thận trọng, tuân thủ với luật pháp quốc tế và không hành động đơn phương để làm tăng căng thẳng”.
Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo dài khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5. Việt Nam đã khẳng định vùng biển nơi giàn khoan hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và tuyên bố cân nhắc khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của tòa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.
Theo New York Times thì Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt các phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên.
Trang NYTimes.com – vốn bị chặn tại Trung Quốc – cũng cho biết một người dùng mạng Sina Weibo đã chỉ trích những ngôn từ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, rằng những ngôn từ đó không phù hợp với quy tắc ngoại giao. Song lời bình này sau đó đã bị kiểm duyệt xóa bỏ.
Hãng tin AP dẫn nguồn báo chí Việt Nam nói rằng khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển.
Theo AP, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và điều này đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn hơn trong việc khẳng định chủ quyền và từ chối hoạt động đàm phán.
Nước Mỹ, nơi chia sẻ chung mối quan ngại với các nước gia nhỏ về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc, đã lên án việc triển khai giàn khoan dầu của Trung Quốc là “hành động gây hấn”.
Các hãng tin lớn như BBC, AFP, Reuters đều đưa tin về sự kiện, đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng.
Việc thông báo với thế giới về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc là bước đi quan trọng, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông./.
Theo Vietnam
Xin cảm ơn!
Hóa ra là nhà cầm quyền Bắc Kinh dù dùng mọi biện pháp tuyên truyền lừa bịp dân chúng của họ về tình hình Biển Đông, không phải ai cũng nghe.
Không ai hiểu đất nước mình, dân tộc mình bằng chính mình. Chắc chắn ai cũng yêu tổ quốc, đồng bào mình, vậy mà ở Trung Quốc thời điểm này, khá nhiều tiếng nói không đồng tình với cách hành xử của nhà cầm quyền. Nhiều người Trung Quốc ngượng vì sự sống sượng, giả trá, thô bạo, tham lam, hiểm độc của lãnh đạo nước họ.
Ông Dương Hằng Quân, một học giả từng công tác ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: "Ấn tượng của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế hiện nay là một hình ảnh "bạo chúa", nhiều nước láng giềng đang bắt đầu sợ và ghét Trung Quốc". Ông nói thêm: "Rất nhiều phương tiện truyền thông nhà nước đã phô bày tư duy bá quyền".
Còn ông Lý Lệnh Hoa, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu hải dương quốc gia Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc là nước ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo Điều 74 và Điều 83 của Công ước, theo đó phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.
Thì trong khi báo chí Trung Quốc cố tình "bé xé ra to", rêu rao "mức độ nguy hiểm" của các vụ biểu tình vốn chỉ xảy ra cá biệt để rút công nhân về nước hòng làm thế giới hiểu sai về Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nhân, lao động Trung Quốc yên tâm ở lại Việt Nam, thậm chí còn lên tiếng bênh vực, cảm ơn bạn bè Việt Nam đã giúp đỡ và bảo vệ họ kinh doanh, sản xuất và mưu sinh.
Còn, còn nhiều tiếng nói trong lòng nhân dân Trung Quốc chân chính và hào hiệp, cương trực và thẳng thắn, không đồng tình với tư duy và hành xử của lãnh đạo đất nước họ.
Xin cảm ơn nhưng tiếng nói của lương tri ngay thẳng, từ một đất nước có nền văn hóa rực rỡ, có nhiều đóng góp to lớn cho nhân loại. Các bạn đã góp phần cho thế giới biết đất nước Trung Hoa vĩ đại có những con người chính trực, đáng trân trọng.
Theo ANTD
Học giả thế giới bức xúc về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tình hình căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của các học giả quốc tế. Các ý kiến đều khẳng định việc Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành động nguy hiểm, gây căng...