Báo chí Nhật Bản đưa tin đậm về chuyến thăm của Tổng bí thư
Báo chí Nhật Bản ngày 15/9 đã đồng loạt đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức nước này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 15-18/9.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chứng kiến Lễ ký kết các văn bản hợp tác giữa hai nước.(Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các bài viết trên website ngày 15/9 của nhật báo Yomiuri, hãng thông tấn Kyodo, nhật báo Japan Times đều nêu bật mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng như sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian qua.
Những bài báo này đều nhấn mạnh đến sự nhất trí của lãnh đạo hai nước trong vấn đề Biển Đông, cho rằng các vấn đề tranh chấp đều cần giải quyết một cách hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Theo các bài viết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều bày tỏ quan ngại sâu sắc đến những hành động thay đổi hiện trạng và gây căng thẳng trên Biển Đông, như việc bồi đắp và xây dựng quy mô lớn.
Video đang HOT
Mặc dù không đề cập đến Trung Quốc, nhưng báo chí Nhật Bản nhận định rằng việc dùng từ “ hành động đơn phương” là ám chỉ Trung Quốc.
Các tờ báo lớn của Nhật Bản cũng nhấn mạnh về việc hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh, trong đó đáng chú ý là cam kết của Thủ tướng Abe trong việc bổ sung cho Việt Nam khoản vay 100 tỷ yen (835 triệu USD) nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng.
Về vấn đề hợp tác an ninh, Nhật Bản cam kết cung cấp thêm cho Việt Nam hai tàu tuần tra trên biển để tăng cường hoạt động chấp pháp trên Biển Đông.
Trước đó, năm 2014, Nhật Bản đã nhất trí cung cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần tra và hai trong số này đã được bàn giao cho Việt Nam.
Theo các báo trên, nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Nhật Bản cũng nhất trí hợp tác về nông nghiệp, một lĩnh vực kinh tế được ưu tiên tại Việt Nam.
Các bài viết cho biết, Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường cho táo của Nhật Bản, trong khi xoài của Việt Nam sẽ sớm đến với người tiêu dùng Nhật Bản.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Tổng thống Mỹ xin lỗi Nhật Bản vì cáo buộc do thám
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng xin lỗi phía Nhật Bản sau khi trang mạng WikiLeaks tiết lộ thông tin cáo buộc Washington tiến hành các hoạt động do thám nhằm vào các chính trị gia Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Kyodo)
Lời xin lỗi được ông Obama đưa ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm nay 26/8.
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, trong cuộc điện đàm sáng nay với Thủ tướng Shinzo Abe, Tổng thống Obama đã xin lỗi vì những cáo buộc do thám đã "gây ra những tranh cãi lớn" tại Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Obama không thừa nhận việc Washington đã tiến hành các hoạt động do thám chính phủ Tokyo.
Trước đó, ông Abe đã yêu cầu phía Mỹ điều tra cáo buộc do thám nhằm vào các chính trị gia và các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Ông bày tỏ quan ngại sâu sắc vì cho rằng đây là "một sự việc nghiêm trọng", đồng thời yêu cầu Washington xin lỗi về vấn đề này.
"Nếu những cáo buộc của WikiLeaks là sự thật thì điều này có nguy cơ làm lung lay lòng tin trong mối quan hệ đồng minh lâu năm giữa Nhật Bản và Mỹ", Thủ tướng Shinzo Abe cho biết.
Cũng trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Nhật Bản đã yêu cầu Tổng thống Mỹ có những hành động thích hợp để giải quyết cáo buộc do thám nói trên. Tokyo và Washington đã nhất trí tiếp tục thảo luận về vấn đề này.
Hồi tháng 7 vừa qua, WikiLeaks đã đưa ra một danh sách gồm 35 "mục tiêu" của Nhật Bản, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á, bị Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén điện thoại, trong đó có số điện thoại của Văn phòng Nội các, các quan chức của Ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính và Thương mại Nhật Bản và các tập đoàn Mitsubishi và Mitsui của nước này.
Trước đó, Wikileaks cũng từng đưa ra các báo cáo tương tự về việc Mỹ do thám các quan chức của Đức, Pháp và Brazil. Chương trình do thám của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nước này.
Nhật Minh
Theo Dantri/AFP
70 năm sau Thế chiến II: Vì sao châu Á 'mê' Nhật Bản? Trong bối cảnh châu Á đang tiến dần tới thời điểm kỷ niệm ngày kết thúc cuộc chiến do chính quyền phát xít Nhật Bản gây ra và khiến hàng chục triệu người thiệt mạng, người dân ở châu lục này đã có cái nhìn rất khác nhau về nước Nhật. Trong ngày 15/8 vừa qua, thời điểm chính quyền phát xít Nhật...