Báo chí Macau rầm rộ đòi dân chủ
Sự kiện 3 tổ chức hoạt động dân chủ tại Macau kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về cải cách dân chủ tại đặc khu này, đã nhận được sự hưởng ứng lớn từ truyền thông Macau. Mọi sự diễn ra nhanh tới mức Bắc Kinh không kịp trở tay.
Không thành công cũng thành nhân
Trang Macau Daily Times cho biết cuộc trưng cầu dân ý do 3 tổ chức hoạt động dân chủ là Lương tâm Macau, thanh niên Macao cấp tiến và Xã hội Macau cởi mở thực hiện. Những người tổ chức cuộc trưng cầu này ý thức rõ việc làm của họ không được pháp luật công nhận.
Cuộc biểu tình của 20.000 người Macau hồi tháng 5
Tuy nhiên, theo thành viên ủy ban (trưng cầu dân ý) Jason Chao, cuộc bỏ phiếu tạo cơ hội “cho người dân trải nghiệm việc thực hiện các quyền công dân và dân chủ”
Các tổ chức đề nghị lá phiếu có thể theo một trong hai phương án. Phương án đầu tiên chỉ có câu hỏi “Có nên bầu chọn người đứng đầu Macao theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 2019?”. Phương án thứ hai là hỏi cử tri: “Bạn có tín nhiệm với ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử người điều hành (Macau) năm 2014?”
Công dân quan tâm đều có thể cung cấp ý kiến về kế hoạch cho tới ngày 19.7 (thứ sáu). Các lá phiếu sẽ có sẵn trong ba ngôn ngữ: Trung Quốc, Anh và Bồ Đào Nha. Giấy hướng dẫn sẽ ghi bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Video đang HOT
Trang Macau Bussiness Daily cho biết thêm Ủy ban hiện đang cân nhắc về độ tuổi bỏ phiếu của cử tri là trên 16 hay 18 tuổi.
Nhưng dù thế nào, cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra từ 24 đến 30.8, tức là sớm hơn 1 ngày so với cuộc “bầu cử” do Bắc Kinh tổ chức chính thức ở Macau.
Kết quả cuộc trưng cầu sẽ chỉ được công bố sau khi kết quả của cuộc bầu cử chính thức được công bố.
Cuộc trưng cầu diễn ra gần như song song với cuộc bầu cử chính thức cũng là cách cho thế giới thấy người dân Macau quan tâm đến cuộc bỏ phiếu nào hơn.
Nếu cuộc trưng cầu dân ý mà đông người bỏ phiếu hơn cuộc “bầu cử” do Bắc Kinh công nhận thì quá đau cho Trung Quốc.
Như vết dầu loang
Macau vốn là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trao trả cho Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh hứa sẽ cho người dân Macau được tự do lựa chọn người đứng đầu sau 20 năm. Tức là đến 2019, người dân Macau được quyền bỏ phiếu chọn lãnh đạo của họ.
Nhưng với động thái vừa qua đối với Hồng Kông thì Macau đừng mơ đến chuyện Bắc Kinh thực hiện lời hứa. Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ dùng rượu cũ, bình mới đãi dân Hồng Kông và Macau.
Các ứng viên trước khi được đưa ra cho dân chúng hai vùng bỏ phiếu sẽ phải do một hội đồng gồm những người thân Bắc Kinh đề cử trước. Hội đồng người ở Hồng Kông gồm 1.200 người và ở Macau là 400 người.
Sở dĩ báo chí Macau đăng tin rầm rộ vào lúc này là vì họ được truyền cảm hứng từ cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ ở Hồng Kông với nửa triệu người xuống đường mà cảnh sát không dám làm mạnh tay.
Bắc Kinh quậy phá ở Biển Đông bị cả thế giới lên án. Bắc Kinh lại phải lo Nhật xây dựng liên minh chống lại mình. Giờ đến lượt các khu tự trị, đặc khu ở trong nước chống lại áp bức. Quả là quá nhiều cơn đau đầu cùng rủ nhau kéo đến Bắc Kinh lúc này. Trung Quốc giống như người to xác lắm bệnh, bệnh từ ngoài đến bên trong cơ thể.
Theo Một Thế Giới
Đến lượt Macau trưng cầu dân ý phản đối Trung Quốc
Tiếp sau cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách dân chủ tại Hồng Kông thu hút gần 800.000 người, đến lượt người dân Macau đang chuẩn bị tiến hành một hoạt động tương tự để yêu cầu cải cách bầu cử, phản ứng trước động thái của Bắc Kinh.
Một cuộc biểu tình lớn của người dân Macau hồi tháng 5
Hòn đảo từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha này được trao trả về cho Trung Quốc năm 1999, và có một hệ thống pháp lý độc lập khỏi đại lục. Cũng giống như Hồng Kông, nhà lãnh đạo của Macau được gọi là trưởng đặc khu, và do một ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh chọn lựa.
Hiện 3 nhóm hoạt động nhân quyền đã cùng liên kết, yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào khoảng ngày 24/8 - 30/8, ngay trước thềm cuộc họp bí mật chọn nhà lãnh đạo mới vào ngày 31/8.
"Mục tiêu của chúng tôi đó là đấu tranh vì một hệ thống bầu cử dân chủ, và giai đoạn đầu tiên đó là thông tin cho người dân về hệ thống bầu cử, nhà tổ chức trưng cầu dân ý Jason Chao khẳng định với AFP.
"Chúng tôi hy vọng cuộc trưng cầu dân ý sẽ có thể trở thành một nền tảng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ trong tương lai", ông Chao nói thêm. "Cuộc trưng cầu dân ý sẽ đem đến cho họ (các cử tri) một cơ hội để bày tỏ thái độ đối với hệ thống này".
Các câu hỏi bao gồm việc liệu có nên tiến hành một cuộc bỏ phiếu rộng rãi trong cuộc bầu cử chọn người đứng đầu chính quyền Macau năm 2019 hay không, và các cử tri tin tưởng ra sao vào ứng viên duy nhất Fernando Chui, người đã giữ vị trí này từ năm 2009.
Ông Chao hy vọng sẽ có khoảng 10.000 người trong tổng số 550.000 cư dân ở đây tham gia trưng cầu dân ý.
Hồi tháng 5 vừa qua, khoảng 20.000 người đã tuần hành phản đối một đạo luật cho phép các Bộ trưởng trong chính phủ nhận những gói nghỉ hưu hậu hĩnh.
"Người dân Macau từ lâu được xem như thờ ơ với chính trị, nhưng cuộc tuần hành hồi tháng 5 đã thay đổi tất cả, khi những người trẻ tuổi và cư dân Macau xuống đường mà không sợ sệt", Chao khẳng định.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc đau đầu trước "quả bom bất ổn" Hong Kong Tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, thậm chí tên lửa hạt nhân cũng chưa làm Trung Quốc tan rã, nhưng những "quả bom bất ổn" thì có thế. Chính sách "Một nước hai chế độ" chẳng phải là sự "sáng tạo về lý luận" về CNXH mang màu sắc Trung Quốc của "đồng chí Đặng" mà là sự lặp lại hình...