‘Báo chí khắc phục thương mại hóa, thoát ly tôn chỉ’
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh yêu cầu trong năm 2013, các cơ quan báo chí cần tạo chuyển biến thực sự, rõ nét trong việc khắc phục tình trạng “ thương mại hóa”, thoát ly tôn chỉ, mục đích vốn đã kéo dài quá lâu có giải pháp cụ thể đối với tình trạng số lượng các kênh truyền hình vượt quá mức cần thiết.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Chỉ đạo tại phiên bế mạc Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ông Huynh cũng nêu rõ để làm được điều đó, cơ quan chỉ đạo, quan lý và các cơ quan chủ quản cần có chương trình rà soát, đánh giá việc thực hiện tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí chỉ rõ ưu điểm, thành tích, hạn chế, thiếu sót phân tích sâu sắc nguyên nhân nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, có thái độ kiên quyết, kịp thời trong xử lý vi phạm, đồng thời, khen thưởng, biểu dương các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc, có nhiều ưu điểm, thành tích.
Dự phiên bế mạc còn có sự tham dự của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Nêu bật những nhiệm vụ lớn của đất nước năm 2013, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh đồng hành cùng nhân dân, các cơ quan báo chí phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tham gia một cách hiệu quả vào việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cơ quan chủ quản, các cơ quan chỉ đạo, quản lý, cơ quan báo chí cần nhận thức rõ đặc điểm của xã hội với sự phát triển mạnh mẽ, sự ảnh hưởng và chi phối ngày càng to lớn của các phương tiện truyền thông trên internet.
Do vậy, để giữ vững vị thế, vai trò định hướng dư luận xã hội, những người làm công tác báo chí phải phát huy hơn nữa tính chủ động, tính thuyết phục trong chỉ đạo, định hướng, quản lý và trong thông tin, tuyên truyền trên cơ sở nắm vững, vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm, phương châm, định hướng chính trị, quy định, nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động báo chí.
Các cơ quan báo chí cần phải làm tốt hơn công tác dự báo, phân tích, xử lý thông tin tăng cường phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cấp, các ngành, giữa các cơ quan báo chí chủ động định hướng, tạo điều kiện để báo chí tiếp cận, chiếm lĩnh thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm khắc phục tình trạng né tránh không thông tin để giữ và tạo thế chủ động, trên cơ sở đó, thực hiện tốt chức năng định hướng dư luận hạn chế, đẩy lùi, vô hiệu hóa, phản bác những thông tin sai trái, những luận điệu thù địch.
Video đang HOT
Bám sát thực tiễn công cuộc đổi mới của đất nước, báo chí phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, các phong trào thi đua yêu nước khẳng định các điểm sáng, chuyển biến, kết quả tích cực, triển vọng của nền kinh tế…Thông tin trên báo chí về mọi mặt của đời sống xã hội phải bảo đảm tính toàn diện, chân thực, với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân cao.
Đây vừa là yêu cầu, vừa là thách thức đối với từng nhà báo và cơ quan báo chí. Yêu cầu rất khó, nhưng, chỉ như thế, báo chí mới có thể góp phần tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng, đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân đưa đất nước tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ông Đinh Thế Huynh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, triển khai các đề tài, đề án, văn bản pháp quy trong lĩnh vực báo chí rà soát, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện các kiến nghị về cơ chế, chính sách mang tính đặc thù đã được đề xuất trong Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc năm 2012 phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan tháo gỡ các trở ngại, vướng mắc, tạo điều kiện cho báo chí hoạt động, phát triển một cách tốt nhất.
Các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí, các cấp hội cần đặc biệt quan tâm, chăm lo hơn nữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng hội, xây dựng đội ngũ những người làm báo có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, năng lực chuyên môn giỏi, làm chủ công nghệ, làm báo hiện đại.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đề nghị các cơ quan chủ quản, chỉ đạo báo chí, quan tâm, tiếp thu, xem xét nghiêm túc giải quyết các kiến nghị của các cơ quan báo chí về: kinh tế báo chí, quy hoạch, quản lý hệ thống báo chí, công nghệ và cơ sở vật chất, kỹ thuật làm báo, bản quyền báo chí.
Ông Huynh yêu cầu ngay sau Hội nghị, với tinh thần khẩn trương của những người làm báo, các cơ quan báo chí triển khai tích cực, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của công tác thông tin, tuyên truyền và những giải pháp đã được Hội nghị thảo luận, thống nhất.
Theo vietbao
'Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải thực chất'
"Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp không phải mang tính hình thức mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh phát biểu.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 8/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp) khẳng định, nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp - một công việc hệ trọng của quốc gia. Trong lịch sử lập hiến, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
"Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân", ông Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội: "Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong xây dựn và sửa đổi Hiến pháp". Ảnh: TTXVN.
Theo Chủ tịch Ủy ban sửa đổi, lấy ý kiến là cách thức dân chủ, tạo điều kiện cho người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể. Để việc lấy ý kiến có ý nghĩa thực chất, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, công khai, dân chủ. Đặc biệt, ý kiến phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc.
Nhắc lại ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, bản Hiến pháp đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Trước tình hình mới của đất nước và quốc tế, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh thì khẳng định, việc lấy ý kiến là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng với yêu cầu cao về tính dân chủ và thực chất. Do đó, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cần làm rõ nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
"Công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải làm cho mọi người nhận thức được rõ việc lấy ý kiến không phải là một việc mang tính hình thức, mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo yêu cầu.
Cũng vì thế, theo ông Huynh, công tác tư tưởng, tuyên truyền phải làm cho người dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, nghiên cứu và tiếp thu. Còn người dân nhận thức được đây là quyền chính đáng và nghĩa vụ công dân của mình.
"Đối với các ý kiến góp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần bảo đảm khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng. Cần tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, chân thực", ông Huynh nhấn mạnh.
Sau hội nghị, các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai lấy ý kiến. Ảnh:TTXVN.
Liên quan tới tiến độ đợt lấy ý kiến, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, trong tháng 2 sẽ tổ chức một số hội nghị lấy ý kiến chậm nhất đến ngày hết tháng 3, Thường vụ Quốc hội Chính phủ TAND tối cao Viện KSND tối cao Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
"Chậm nhất đến ngày 20/4, Ban biên tập trình dự thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân để chỉnh lý, trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp xem xét, quyết định", ông Lý cho hay.
Theo đại diện một số tỉnh, thành, đến nay các tỉnh đã nhận được chỉ đạo của Quốc hội và Bộ Chính trị về triển khai lấy ý kiến. Trong thời gian tới, các tỉnh sẽ lần lượt triển khai các hội nghị cán bộ chủ chốt thực hiện kế hoạch. Phó chủ tịch HĐND TP HCM Trương Thị Ánh đề nghị, để đảm bảo quyền góp ý cho người dân, thay vì tổng họp báo cáo gửi về ngày 15/3 nên chia làm 2 đợt: 15/3 và 5/4. Cả hai đợt đều được báo cáo tổng hợp có ý kiến như nhau.
Đồng ý với đề xuất này nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "chốt" đợt hai vào 31/3 để đảm bảo tiến độ của đợt lấy ý kiến.
Theo Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, thời gian lấy ý kiến không nhiều trong khi khối lượng công việc còn nhiều nên đòi hỏi Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các lãnh đạo cấp ủy đảng, địa phương phải khẩn trương triển khai ngay trước và sau Tết Nguyên đán.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay đã có 4 bản Hiến pháp, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được chỉnh lý đã được công bố để lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, bao gồm: lời nói đầu chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường bảo vệ tổ quốc bộ máy nhà nước hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Theo VNE
Kỷ luật trưởng ban tuyên giáo sinh con thứ ba Huyện ủy Tân Trụ (Long An) vừa ra quyết định kỷ luật đối với ông Trịnh Phước Trung, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy bằng hình thức khiển trách. Lý do là ông Trung vi phạm kế hoạch hóa gia đình, để vợ sinh con thứ ba. Tối 2-3, bà Nguyễn Thị Kim Xuân, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Tân Trụ (Long...