Báo chí hỏi ông Đinh Thế Huynh còn đủ điều kiện làm nhiệm vụ ĐBQH?
Sáng nay (19.5), tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến việc ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị còn đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội.
Ông Đinh Thế Huynh (ảnh IT).
Cụ thể ông Đinh Thế Huynh đã vắng mặt tại những kỳ họp Quốc hội gần đây. Vào tháng 3.2018, Bộ Chính trị đã đồng ý cho ông Đinh Thế Huynh thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương để chữa bệnh dài hạn. Bộ Chính trị quyết định phân công ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư.
Trả lời câu hỏi của báo chí đặt ra, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, ông Đinh Thế Huynh là diện cán bộ do Bộ Chính trị quản lý, việc xem xét ông Huynh có còn đủ điều kiện tham gia đại biểu Quốc hội hay không khi nào Bộ Chính trị có ý kiến, phía cơ quan Quốc hội mới xem xét.
Tổng Thứ ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí (ảnh PV).
Video đang HOT
Ông Đinh Thế Huynh, hiện đang là đại biểu Quốc hội Đoàn TP. Đà Nẵng. Ông Huynh sinh năm 1953, ông tham gia cách mạng từ năm 1971. Năm 1998: ông là Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân.
Từ tháng 4.2001: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6.2001: ông là Tổng Biên tập báo Nhân dân.
Năm 2005: Tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Năm 2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 2010: Tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX, ông tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Năm 2011: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Từ 2.2011: ông được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Năm 2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị khóa XII, sau đó được Bộ Chính trị quyết định, phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Tháng 3.2018, ông Đinh Thế Huynh thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư.
Theo Danviet
Tổng Thư ký Quốc hội nói gì về việc xử lý bà Phan Thị Mỹ Thanh?
Sáng nay (19.5), tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi xung quanh việc bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thôi đại biểu Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí (ảnh PV).
Báo chí đặt câu hỏi, tại sao Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng của bà Phan Thị Mỹ Thanh và đề nghị làm thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sao lại cho bà Thanh thôi đại biểu.
Trả lời câu hỏi này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc ch biết: Ngày 4.5.2018, Ban Bí thư họp, trên cơ sở kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai bằng hình thức cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng. Ban Bí thư cũng đề nghị Đảng Đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.
Cũng trong ngày hôm đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được đơn của bà Phan Thị Mỹ Thanh đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Đồng Nai xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội vì lý do sức khỏe không ổn định và đang bị kỷ luật về mặt Đảng. Đảng đoàn Quốc hội đã có văn bản báo cáo Ban Bí thư. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã có ý kiến đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo xem xét, chấp nhận đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XIV của bà Phan Thị Mỹ Thanh.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh (ảnh IT).
"Về nguyên tắc việc cho thôi đại biểu Quốc hội là thẩm quyền của Quốc hội, tuy nhiên trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thương vụ Quốc hội có thể cho thôi và báo cáo lại Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Tại kỳ họp thứ 5 tới chúng tôi sẽ có báo cáo về trường hợp cho thôi đại biểu với bà Phan Thị Mỹ Thanh với Quốc hội", ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết và khẳng định việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bà Thanh thôi đại biểu Quốc hội là đúng pháp luật.
Vẫn theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, trong xử lý trường hợp bà Thanh căn cứ vào hồ sơ liên quan đến báo cáo của Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc hội tỉnh Đồng Nai. "Tất các các cơ quan này đều đồng thuận cho bà Thanh thôi đại biểu Quốc hội", ông Phúc nói.
Ông Phúc khẳng định trong quá trình xử lý trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh không có ưu ái hay vùng cấm gì, ai vi phạm đến đâu xử lý đến đó.
BOX: Theo Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc vào sáng ngày 21.5.2018 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình dự kiến, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày (không kể ngày nghỉ); Quốc hội họp phiên bế mạc vào chiều ngày 15.6.2018.Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 08 dự án luật, 01 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác.Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá; Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Theo Danviet
Bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ bị xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Ngày 8.5, trao đổi với báo chí, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại phiên họp tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về quy trình, thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Bà Phan Thị Mỹ...