Báo chí góp phần tích cực trong việc tuyên truyền phòng, chống ma túy
Ngày 5/10, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm đánh giá công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống ma túy 2006 – 2011 và triển khai nhiệm vụ 2012 – 2015.
Theo ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền phòng, chống ma túy. Cụ thể, báo chí đã tuyên truyền những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân và các cấp các ngành tập trung phản ánh các vụ án, công tác trấn áp các tội phạm ma túy, góp phần răn đe các loại tội phạm. Đồng thời báo chí cũng đã phản ánh nhân tố mới, gương điển hình người tốt việc tốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đặc biệt là xây dựng các xã phường không có ma túy giới thiệu cách làm hay, những kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy.
Tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống ma túy được diễn tại hội nghị
Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy (C47) – Bộ Công an, nguồn ma túy vào Việt Nam chủ yếu là heroin, cocain, ma túy tổng hợp, thuốc phiện và tân dược gây nghiện. Tội phạm ma túy được xác định là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, hoạt động phổ biến theo đường dây, có tổ chức chặt chẽ, kín đáo. Những người trong đường dây thường là anh em, họ hàng, dòng tộc, bạn bè thân thiết. Việc mua bán ma túy luôn phải “thử thách”. “kiểm tra” độ tin tưởng mới giao nhận “hàng”.
Thủ đoạn vận chuyển ma túy là thường được cất giấu trong tất cả các mặt hàng lưu thông trên thị trường như: giấu trong tụ điện của máy tăng âm, máy vi tính, loa đài, ép vào ảnh, vào đế giày, pha chế trong rượu, đồ mỹ nghệ, giấu vào đáy bình xăng, trong can nhựa, hộp nước ngọt, giấu vào chỗ kín của phụ nữ, trẻ em, nuốt vào bụng… chuyển qua các đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường bưu điện để trốn tránh sự kiểm soát của công an và các lực lượng chức năng.
Các đối tượng trong đường dây mua bán ma túy thường sử dụng nhiều điện thoại di động, thường xuyên thay đổi sim, liên lạc bằng các trang web trên internet hoặc gọi bằng điện thoại công cộng… Chúng trao đổi với nhau bằng ám hiệu, tín hiệu, bằng tiếng lóng, tiếng dân tộc.
Từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2010, toàn lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy đã điều tra, khám phá hơn 52.000 vụ án ma túy, bắt giữ hơn 79.000 đối tượng phạm tội, thu giữ hơn 236 kg thuốc phiện, hơn 945 kg heroin, gần 9.300 kg cần sa, gần 183.000 ống thuốc tân dược gây nghiện, hơn 624.000 viên và gần 22.000 kg ma túy tổng hợp, thu giữ 79 khẩu súng quân dụng các loại và gần 5.000 viên đạn.
Theo Dantri
Qui trình hóa công tác cai nghiện
Toàn quốc hiện có hơn 170 nghìn người nghiện ma túy, tăng gần 13 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế cho thấy, số lượng người cai nghiện tại cộng đồng không tăng, chứng tỏ nhiều địa phương chưa triển khai cai nghiện tại cộng đồng, mặc dù mô hình này rất phổ biến và đã thu được một số hiệu quả.
Đánh giá mới đây của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, tuy nhiều địa phương đã xóa bỏ tình trạng cai cắt cơn đơn thuần, nhưng các hoạt động như tư vấn, sinh hoạt nhóm, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm hầu như rất ít được thực hiện. Hoạt động quản lý, hỗ trợ người cai nghiện chủ yếu giao cho cán bộ địa phương giám sát bằng biện pháp nhắc nhở và quản lý cư trú. Nhiều nơi vẫn coi cai nghiện tại gia đình, cộng đồng là bước đệm, tạo thủ tục đưa đi cai bắt buộc tại Trung tâm, mà chưa thấy hết giá trị của cai nghiện tại cộng đồng với sự tham gia của gia đình, hiệu quả chi phí, môi trường điều trị thân thiện và sử dụng nguồn lực được kết nối tại địa phương.
Trong khi đó, hầu hết các Trung tâm cai nghiện chưa thực sự đổi mới, tăng cường thời gian, ưu tiên bố trí cán bộ, nguồn lực cho các hoạt động tư vấn, sắp xếp cơ sở vật chất và các hoạt động khác như sinh hoạt nhóm, dạy nghề. Chủ yếu các Trung tâm cai nghiện vẫn thiên về các mặt công tác quản lý học viên, tổ chức lao động sản xuất và chống người nghiện bỏ trốn. Thực trạng tồn tại khác là công tác quản lý sau cai cho người cai nghiện tại cộng đồng, người sau cai tại Trung tâm trở về cộng đồng còn hạn chế không mang tính bền vững, thiếu chương trình quản lý hỗ trợ một cách có hệ thống, không phù hợp với kế hoạch đưa người vào cai nghiện tại Trung tâm. Mặt khác, nhiều nơi quản lý sau cai tại Trung tâm, nhưng không có khu vực, cơ sở sau cai riêng. Công tác quản lý sau cai được thực hiện như chế độ quản lý người đang cai nghiện và chưa thể hiện rõ các chế độ quản lý lao động trong giai đoạn cai nghiện với sau cai.
Giáo dục người nghiện ma túy là công tác rất quan trọng, góp phần làm lành mạnh xã hội, đảm bảo ANTT trên địa bàn. Do vậy, các cơ quan chức năng và từng cán bộ có trách nhiệm cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này. Bên cạnh đó, các địa phương chú ý đầu tư cho cai nghiện tại cộng đồng, tập trung nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất với những giải pháp tương ứng. Không nên chỉ chú trọng cho giai đoạn cai nghiện, mà ít quan tâm đầu tư cho quản lý sau cai, dẫn đến phá vỡ việc thực hiện quy trình cai nghiện, hạn chế kết quả cũng như hiệu quả của công tác cai nghiện.
Theo ANTD
"Tôn vinh giới luật sư để góp phần thực thi công lý" Tôn vinh, hướng tới xây dựng một đội ngũ luật sư chất lượng, dày dạn kinh nghiệm, tin cậy về phẩm chất đạo đức sẽ góp phần tích cực bảo vệ quyền công dân, quyền con người, thực thi công lý" - Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân...