Báo chí góp phần đẩy lùi, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống
Chiều 28.12 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Ảnh: Thành Trung
Tham dự Hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cùng gần 600 đại biểu là đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Trung ương MTTQ Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương…
Hội nghị đã đánh giá công tác báo chí năm 2018; phân tích ưu điểm, thành tích, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; dự báo tình hình, trên cơ sở đó xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm và giải pháp thực hiện năm 2019.
Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2018 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng cho biết, trong năm qua, các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; thông tin, tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện rõ nét là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân; là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với xã hội.
Video đang HOT
Báo chí đã tích cực thông tin tuyên truyền toàn diện các Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ; phản ánh đậm nét những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước; có nhiều tin, bài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội; nêu bật, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bên cạnh đó, báo chí đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng… nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh…
Tuy nhiên, hoạt động báo chí vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, như thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, chưa đúng định hướng thông tin vẫn còn xảy ra trên một số báo, tạp chí, gây những tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của tổ chức, của người dân; bị một số báo nước ngoài, một số trang mạng xã hội thiếu thiện chí lợi dụng để xuyên tạc, kích động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thông tin trên báo chí chưa theo kịp với tình hình diễn biến thực tế. Thông tin để định hướng hoặc đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái trong nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và xã hội còn chậm.
Thông tin thiên về khai thác mặt trái xã hội; thông tin phản cảm, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thiếu nhân văn và phản giáo dục, giật tít mang tính “giật gân”, “câu khách”,… vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tại địa phương và đội ngũ cộng tác viên hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo vẫn xảy ra. Khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích chưa được khắc phục. Tình hình khiếu nại về nội dung thông tin trên báo chí có chiều hướng gia tăng…
Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm này, các đại biểu cho rằng, công tác tổ chức quản lý và cung cấp thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức địa phương còn thiếu chủ động, chưa kịp thời, thiếu sự phối hợp, nhất là đối với tình huống, sự kiện bất thường, phức tạp, liên quan đến chính trị, kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho cơ quan chỉ đạo và quản lý thông tin, cũng như cơ quan báo chí.
Một số cơ quan chủ quản chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm, còn thiếu sâu sát trong giám sát, buông lỏng quản lý nên để xảy ra sai phạm tại các cơ quan báo chí hoặc chưa kiên quyết xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí thuộc quyền.
Một số vấn đề gây bức xúc trong xã hội nhưng chậm được các cơ quan chức năng giải quyết, thiếu sự phối hợp hoặc chưa có phương thức xử lý thông tin thỏa đáng, tạo thành vấn đề nóng trên báo chí, thậm chí gây “khủng hoảng” truyền thông…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, xác định nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong năm 2019.
Hiện cả nước có 844 cơ quan báo chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập; 67 đài phát thanh – truyền hình. Tính đến tháng 11.2018, cả nước có khoảng 19.000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo; gần 24.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Năm 2018, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã tiến hành thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành quy định về báo chí đối với 11 cơ quan báo chí; xử lý vi phạm hành chính 46 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt trên 638 triệu đồng. Các cơ quan chức năng đã thu hồi thẻ nhà báo đối với 4 nhà báo có sai phạm và xử lý kỷ luật.
Theo VHO
Lần đầu tiên vinh danh 53 "nhà khoa học của nhà nông" tại Hà Nội
Tối nay (11.12), tại Cung Hữu nghị Việt Trung, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội đã diễn ra lễ tôn vinh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ nhất. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Điểu K'Ré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI)...
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Ảnh: Đình Thắng
Sau khi xem xét 63 ứng cử viên của 49 tỉnh, thành phố trên cả nước, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 53 gương mặt tiêu biểu để vinh danh là những "Nhà khoa học của nhà nông". Sự kiện tôn vinh "Nhà khoa học của nhà nông" nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 nhà (nhà khoa học và nhà nông), rộng hơn là mối quan hệ giữa giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Chương trình này không những tri ân, mà còn kỳ vọng sự đóng góp của giới trí thức nói chung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong số 53 "Nhà khoa học của nhà nông", có 21 nhà khoa học có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và nhiều thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư... với nhiều đóng góp, cống hiến đối với ngành Nông nghiệp. Ảnh: Đình Thắng
Trong số 53 "Nhà khoa học của nhà nông", có 21 nhà khoa học có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và nhiều thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư... với nhiều đóng góp, cống hiến đối với ngành Nông nghiệp và đời sống nông dân. Đặc biệt, có 14 nhà khoa học không chuyên là những nông dân có sáng chế, sáng kiến được ghi nhận, áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội...
Phát biểu tại lễ tôn vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) Thào Xuân Sùng đã nhấn mạnh, sự kiện này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - kỹ thuật mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội. Lễ tôn vinh Nhà khoa học của Nhà nông được kỳ vọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Nhà khoa học với Nhà nông, rộng hơn là mối quan hệ giữa giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, vốn còn chưa nổi bật trong mối quan hệ "Bốn nhà" trước đây và nay là quan hệ "Sáu nhà" mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo trong cuộc đối thoại với nông dân vào đầu năm 2018 ở Hải Dương. Do đó, hoạt động này tạo nên bước ngoặt quan trọng và sẽ trở thành sự kiện thường kỳ trong thời gian tới.
Theo Danviet
Trưởng ban Tuyên giáo TƯ: Chống tham nhũng không có chuyện nặng ở dưới, nhẹ ở trên! Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng; phát hiện đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có tình trạng nặng ở dưới, nhẹ ở trên. Sáng 26/11, ông...