Báo chí cần “bắt tay” với các ông lớn công nghệ
Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, mạng xã hội (MXH) được sử dụng rộng rãi hơn, đôi khi đi trước, thậm chí dẫn dắt báo chí trong nhiều trường hợp và đang đe dọa, tạo sức ép, tác động bất lợi.
Đặc biệt nhiều kênh MXH như Facebook, YouTube… hút hết nguồn quảng cáo của báo chí. Ông Lê Quốc Minh đã chỉ ra những điều cần phải làm để thích ứng với các kênh Facebook, YouTube… nhưng vẫn đảm bảo tính định hướng đúng đắn, tạo sự hấp dẫn cho người đọc, đặc biệt làm cách nào để kiếm tiền khi doanh thu quảng cáo ngày càng bị teo tóp.
Theo ông Minh, sự phát triển của truyền thông xã hội là một xu hướng tất yếu, ngay cả khi Facebook dần lộ rõ rất nhiều điều không phù hợp với cộng đồng thì nó vẫn đang là nơi thu hút hơn 2 tỷ người dùng thường xuyên và có rất nhiều thông tin được chia sẻ trên đó. Ngoài ra còn rất nhiều nền tảng khác như Google, YouTube, Snapchat, Instagram, LinkedIn hay các ứng dụng nhắn tin như Viber, Whatsapp, WeChat, Line, Zalo… đều trở thành những kênh phát hành thông tin quan trọng.
Các nghiên cứu cho thấy chiến lược làm báo dựa vào lượng truy cập để thu hút quảng cáo là sai lầm, dựa vào các ông lớn công nghệ như Facebook để tăng lượng truy cập giới thiệu cho báo cũng là sai lầm. Các công ty công nghệ cũng là doanh nghiệp và họ sẽ làm mọi cách để có lợi cho họ. Báo chí không thể làm ngơ các nền tảng này nhưng nên nghĩ cách để hợp tác với họ, hơn là phụ thuộc hoàn toàn, để rồi mỗi khi họ thay đổi thuật toán thì báo chí lại lao đao.
Khi dựa vào các nền tảng truyền thông xã hội, các cơ quan báo chí có được lượng truy cập nhưng mất đi thứ quý giá nhất là sự liên kết trực tiếp với độc giả, khán thính giả. Không tương tác trực tiếp, họ cũng không thể hiểu được nhu cầu của độc giả để sản xuất ra những nội dung phù hợp để giữ chân những độc giả trung thành.
Video đang HOT
Thu hút độc giả bằng loại nội dung câu view, bắt theo từ khóa đang là xu hướng trên mạng, thì các cơ quan báo chí sẽ chỉ có những người dùng đến với họ một lần theo kiểu “bay ngang qua” mà những người dùng này thường không truy cập sâu để đọc thêm nội dung khác. Rốt cục, các cơ quan báo chí vất vả sản xuất nội dung nhưng tiền quảng cáo lại rơi vào túi của các nền tảng phân phối nội dung đó.
Đã qua cái thời kỳ của việc tập trung vào quy mô. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiện có 2 con đường cho các cơ quan báo chí: Hoặc phải rất lớn, hoặc phải đi vào thị trường ngách. Các cơ quan báo chí lớn, có tiềm lực tài chính để đầu tư mạnh và bao phủ mọi lĩnh vực nội dung cũng như các hệ thống công nghệ hiện đại, cơ sở dữ liệu chi tiết về người dùng, có mối liên hệ chặt chẽ với các thương hiệu lớn, đang có cơ hội rất nhiều để trở thành những nguồn thông tin xác tín, quan trọng, thu hút người dùng và nguồn thu quảng cáo, hoặc xây dựng mô hình kinh doanh nhằm tạo thêm giá trị. Tuy nhiên, những cơ quan như thế không nhiều. Những cơ quan báo chí nhỏ hơn sẽ phải đi theo hướng chuyên biệt, cung cấp nội dung chất lượng cao về một hoặc một vài lĩnh vực nào đó.
Theo Danviet
Báo chí là kênh giám sát quan trọng trong phòng chống tham nhũng
Báo chí khi thực hiện phòng, chống tham nhũng có giá trị đặc biệt là tính công khai. Báo chí thực hiện điều tra, công khai sự việc, hành vi tham nhũng.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên VOV đã có cuộc trò chuyện với ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, về những đóng góp của báo chí trong phòng chống tham nhũng.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong việc phòng, chống tham nhũng?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Báo chí là cơ quan ngôn luận, tư tưởng của nhà nước, có trách nhiệm thực hiện tất cả các nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng. Hoạt động của báo chí là bằng tuyên truyền, truyền bá tất cả các thông tin liên quan đến kinh tế, xã hội, đường lối chính sách pháp luật. Bằng nghiệp vụ của mình, báo chí còn có chức năng giám sát, có trách nhiệm giúp Đảng, Nhà nước, nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Như vậy có thể nói, báo chí có giá trị rất cao, phủ rộng trong việc giúp xây dựng, giám sát thực hiện pháp luật. Trong đó việc phòng, chống tham nhũng chỉ là một trong những nhiệm vụ của báo chí.
Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội.
Báo chí khi thực hiện phòng, chống tham nhũng có giá trị đặc biệt là tính công khai. Báo chí thực hiện quyền điều tra và công khai các sự việc, các hành vi tham nhũng. Kể cả tham nhũng tập thể và tham nhũng cá nhân, cả tham nhũng của quan chức nhà nước cho đến cán bộ đảng viên từ trung ương đến địa phương. Cho nên, báo chí có 2 giá trị lớn đó là điều tra và công khai thì tính minh bạch tạo ra sức mạnh cho báo chí. Thông qua giám sát của báo chí thì Nhà nước và nhân dân cũng dựa vào đó để giám sát, Đảng cũng dựa vào đó để kiểm tra.
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh việc góp tiếng nói trong phòng chống tham nhũng, một số cơ quan báo chí chưa thật sự dũng cảm đương đầu với tham nhũng; một số nhà báo còn e dè, nể nang, sợ sệt, thậm chí bị mua chuộc. Đây là điều hết sức đáng tiếc. Chính vì thế, chúng ta cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của nhà báo cũng như các cơ quan báo chí. Một mặt chúng ta đảm bảo phải được giáo dục, bồi dưỡng quan tâm để báo chí trở thành lực lượng nòng cốt trong mặt trận thông tin. Mặt khác phải kiên quyết xử lý các cơ quan báo chí, các nhà báo và những người lợi dụng danh nghĩa nhà báo như cộng tác viên, những đối tượng giả danh nhà báo để trục lợi làm mất uy tín của cơ quan truyền thông.
Đảng và Nhà nước cũng phải có thái độ rõ ràng, quan tâm hơn nữa đến hoạt động báo chí. Tránh tình trạng nhà báo phản ánh đúng lại tìm cách bác bỏ, tìm cách làm "chìm xuồng" các bài báo đó. Ví như gần 40 bài báo về việc 1 miếng đất được cấp 4 sổ đỏ và bao nhiêu câu chuyện khác nữa mới ra được tham nhũng. Tôi cho rằng, như vậy là trả một cái giá quá đắt, bởi nhà báo đương đầu với nhiều rủi ro: Rủi ro với bản thân khi bị chính các đối tượng tham nhũng tìm cách bưng bít thông tin; Rủi ro với dư luận xã hội nếu nhà báo không làm tốt sẽ phải đối mặt với dư luận là làm việc không đâu vào đâu hoặc là "chọc ngoáy".
Không ít tờ báo giật tít không đúng bản chất sự việc nhằm câu like, câu view, đã làm ảnh hưởng xấu đến nền báo chí nói chung. Quan điểm của ông thế nào?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Báo chí có đặc điểm, muốn người đọc quan tâm đến bài viết thì hay sử dụng các thủ pháp như giật tít. Nếu giật tít hơi khác lạ, hấp dẫn nhưng phản ánh đúng bản chất, đúng sự thật thì không sao. Nhưng nếu giật tít với mục tiêu mờ ám, động cơ không trong sáng nhằm mục đích hại ai đó thì chúng ta phải kiên quyết xem xét. Điển hình như việc giật tít về một vấn đề tôi từng nói. Khi tôi phát biểu "phải xem xét về vấn đề nợ thuế của những người chết", thì có báo lại giật tít: "Người chết cũng phải nộp thuế". Tôi có nói thế đâu, câu đó không phải của tôi. Tôi nói theo Luật Dân sự, Luật Thừa kế thì người nào thừa kế tài sản thì đồng thời phải thừa kế nghĩa vụ. Anh được hưởng tài sản thì anh phải trả nợ cho người ta. Người nợ thuế là nợ đồng tiền xương máu của đất nước, của nhân dân thì phải xem xét xem đối tượng này, còn người nào có thể đứng ra để nộp thuế thay hay không. Cách giật tít sai này làm cho người đọc lại nghĩ là ông ấy ác, ông ấy bắt cả người chết cũng phải đi nộp thuế. Vì thế, hãy luôn luôn cẩn thận đối với việc giật tít. Các cơ quan quản lý báo chí cũng phải có uốn nắn kịp thời. Bản thân các nhà báo cũng phải tự rèn luyện.
Hiện nay, tỷ lệ viết về gương người tốt việc tốt còn ít, vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Viết về gương người tốt việc tốt đã trở thành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Song viết về gương người tốt việc tốt không dễ, nếu không cẩn thận dễ lố. Nếu không cẩn thận điều tra thì có thể hôm trước họ là người tốt, hôm sau lại là người xấu; Hôm trước tôn vinh họ là anh hùng có khi hôm sau đã trở thành tội phạm. Vì vậy, viết về gương người tốt việc tốt phải xem xét, điều tra đánh giá hết sức cẩn thận.
Các bài báo viết về gương người tốt việc tốt chiếm rất ít trên mặt báo thì người lãnh đạo trong các cơ quan báo chí phải có sự điều hòa, cân đối các nội dung để sao cho phù hợp.
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Ánh Phương/Báo VOV
Kiểm tra phản ánh việc tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn Nhiều cơ quan báo chí phản ánh tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển nhưng vẫn được bày bán với số lượng lớn. Trong những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển từ năm 2013 nhưng vẫn được bày...