Báo chí Anh dự báo Thủ tướng May thất bại trong cuộc bỏ phiếu Brexit
Theo Tân hoa xã, truyền thông sở tại đưa tin, Thủ tướng Anh Theresa May “được dự đoán rộng rãi” sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội ngày 15/1 về thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit – mà bà kiên quyết theo đuổi.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại cuộc họp Hạ viện ở thủ đô London ngày 14/1/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đa số các phương tiện truyền thông Anh đều dự đoán rằng các nghị sỹ sẽ bỏ phiếu chống lại thỏa thuận vốn đạt được giữa Chính phủ Anh và EU sau cuộc tranh luận kéo dài 5 ngày.
Đài BBC cho rằng nhiều nghị sỹ của bà May dự kiến sẽ liên kết với các đảng đối lập để bỏ phiếu chống lại thỏa thuận này.
Các nghị sỹ cũng có thể sẽ đề xuất những sửa đổi có thể định hình lại thỏa thuận trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu vào khoảng 19 giờ GMT (2 giờ sáng 16/1 theo giờ Hà Nội).
Tờ Financial Times cùng ngày cũng cho rằng nỗ lực cuối cùng của Thủ tướng Anh nhằm củng cố thỏa thuận Brexit của bà dường như đã bị triệt tiêu.
Video đang HOT
Tờ báo này viết: “Ở phố Downing, đang bao trùm không khí sắp xảy ra thảm họa, trong đó một số đồng minh của thủ tướng tuyên bố rằng phiếu bầu có thể bị mất từ 200 phiếu trở lên.”
Sky News thì đưa tin rằng bà May sẽ đối mặt với một thất bại lớn và một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm từ chính phủ.
Trang tin này cho biết các nghị sỹ cấp cao đang dự đoán một thất bại đối với thủ tướng khi mất từ 100-200 phiếu, vốn có khả năng kéo theo việc lãnh đạo phe đối lập Jeremy Corbyn sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm từ chính phủ.
Cuộc bỏ phiếu quan trọng về Brexit trên sẽ diễn ra trong tình trạng căng thẳng khi bà May kêu gọi các nghị sỹ bỏ phiếu vì lợi ích quốc gia và những người ủng hộ Brexit cảnh báo thỏa thuận này sẽ có nguy cơ khiến Anh bị mắc kẹt trong EU.
Theo vietnamplus
Cử tri Mỹ 'điều khiển số mệnh' nước Mỹ trong vài giờ tới
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 của tổng thống đương nhiệm Donald Trump diễn ra vào ngày 6/11 (thứ Ba, giờ Mỹ). Người Mỹ phải đưa ra lựa chọn có khả năng định hình đất nước trong nhiều năm, sau một thời kỳ nhiều biến động và gây tranh cãi của Donald Trump.
Các cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu
Các công dân Mỹ sẽ chịu trách nhiệm bầu cho toàn bộ các nghị sỹ của Hạ Viện và 1/3 chỗ của Thượng Viện. Đây không phải cuộc bầu cử cho Tổng Thống, mà là cuộc bầu cử dành cho những vị trí chủ chốt như Nghị sĩ, Thống đốc bang - những người sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất tới kế hoạch của ông Trump trong tương lai.
Cử tri sẽ phải đưa ra quyết định có nên bầu cho đảng dân chủ, hạn chế quyền lực của Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng hoà sau hai năm vận hành đất nước dựa trên "tham vọng" của ông. Nhiều người cho rằng lần bầu cử này sẽ trao cho ông Trump toàn bộ sức mạnh để thay đổi vận mệnh của nước Mỹ và làm rõ thái độ của cường quốc này trước toàn thế giới.
Đảng Dân chủ tiếp tục giữ một dẫn đầu trước đảng Cộng hòa, theo một cuộc thăm dò mới của CNN.
Tuy Đảng Dân Chủ hoàn toàn có thể gây tác động tới những quyết định trong tương lai của ông Trump như Affordable Healthcare Act (Đạo luật chăm sóc y tế với giá phải chăng), họ có thể bỏ lỡ một viễn cảnh nước Mỹ giàu mạnh trong đó Tổng thống Trump đã góp phần xây dựng: giảm nhập cư bất hợp pháp, gần xoá sổ IS, giảm thất nghiệp cho người da màu còn 6,6 %, không khoan hồng với vũ khí hạt nhân...
Nếu kết quả bầu cử nghiêng về phía Dân chủ, ông Trump sẽ bị đánh giá là thất bại trong việc chế ngự bản năng của mình, không sử dụng được nó cho lợi ích quốc gia và đánh mất niềm tin chính phủ trong nhân dân Mỹ.
"Mọi người thấy dây thép gai dựng lên rồi đấy. Dây thép gai - vâng thưa các quý vị, chúng ta có dây thép gai. Vì sao có dây thép gai?. Vì chúng ta sẽ không để bọn người đó xâm phạm đấy nước của chúng ta", ông Trump phát biểu tại một cuộc biểu tình ở Georgia vào Chủ Nhật, bảo vệ luận điểm và quyết định cử quân lính tới biên giới để chống đoàn caravan tiến vào Mỹ - hành động mà nhiều nhà phê bình cho là "màn biểu diễn" chính trị. Đó chỉ là một ví dụ điển hình trong chiến thuật dành cử tri của ông.
Chiến dịch lần này của ông Trump tác động tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nhập cư, giáo dục và giảm tỷ lệ thất nghiệp, tuy nhiên, cái "chất" trong mọi chiến dịch của vị tống thống này vẫn giữ nguyên: tất cả mọi thứ đều xoay quanh "tôi".
Vào hôm Chủ Nhật, ông Trump như đang chạy chiến dịch chống lại chủ nhân cũ của Phòng Bầu Dục, cựu tổng thống Barrack Obama. Trong khi Trump huy động ở Georgia, ông Obama nói trước người dân ở Gary, Indiana, rằng, tổng thống đương nhiệm đang gây ra rất nhiều nguy hại cho quốc gia và khẳng định rằng nước Mỹ đang ở "ngã ba" trên con đường phát triển.
"Trong những tuần lễ kết thúc của cuộc bầu cử này, chúng ta chứng kiến sự chia rẽ trong chính dân tộc mình", ông Obama phát biểu. "May thay, khi mọi người bầu cử, tất cả đều có thể gạt phăng thứ chính trị vô nghĩa ấy sang một bên. Khi bạn bầu cử, bạn có thể đặt dấu chấm lên những hành vi xấu. Khi bạn bầu cử, bạn chọn hi vọng thay vì sợ hãi."
Tình hình của Đảng Cộng hoà đang không mấy tốt đẹp, vì tỷ lệ đồng thuận dành cho ông Trump chỉ nằm trong khoảng từ 40% đến 45% và trong hầu hết các cuộc thăm dò trong quá khứ, tổng thống nào nắm con số trên thường không thành công.
Tuy nhiên, lòng trung thành của Đảng Cộng hoà với ông Trump rất mạnh. Họ coi ông là người hùng của tầng lớp tri thức truyền thống, chủ yếu là người da trắng, và đảng này vẫn đang nắm giữ một phần quan trọng trong Thượng Viện, trong khi đó Đảng Dân chủ vẫn phải chật vật để giành lại sự đồng lòng của cử tri từ những tiểu bang mà ông Trump đã thuyết phục trong hai năm trước như Indiana, Missouri, North Dakota và Montana.
Cuộc chiến sắc tộc cũng đang xuất hiện trong một số cuộc bầu cử cấp cao, nữ thống đốc Mỹ gốc Phi đầu tiên của bang Georgia Stacey Abrams, hoặc ông Andrew Gillum của bang Florida đã tham gia tích cực. Trong khi đó, Thống đốc Đảng Cộng hoà Scott Walker đang phải chiến đấu hết mình trong cuộc bầu cử này để duy trì quyền lực.
Minh Quốc / CNN
Theo baophapluat
Thủ tướng Anh bổ sung thêm các đề xuất về thỏa thuận Brexit Reuters đưa tin Thủ tướng Anh Theresa May ngày 7/1 cho biết Anh sẽ đưa ra các đề xuất bổ sung về vấn đề Bắc Ireland và trao cho quốc hội vai trò lớn hơn trong bối cảnh chính phủ đang tìm kiếm thêm các đảm bảo từ Liên minh châu Âu (EU) về thỏa thuận Anh rời khỏi EU (Brexit) của bà....