‘Báo cáo về COVID-19 không nên bị thay đổi bởi chính phủ Trung Quốc’
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã đáp trả lại phát ngôn của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, trong đó nhấn mạnh Washington nên giữ mình ‘theo tiêu chuẩn cao nhất’ và đừng nên ‘chỉ trỏ nước khác’.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan – Ảnh: AFP
“Trung Quốc hoan nghênh việc Mỹ trở lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế chứ không phải một cái hội chợ nơi ai muốn đến và đi tùy ý”, Đại sứ quán Trung Quốc đặt vấn đề trong tuyên bố ngày 14-2.
“Những gì Mỹ đã làm trong những năm gần đây đã phá hoại nghiêm trọng các thể chế đa phương, bao gồm cả WHO, và làm tổn hại nghiêm trọng đến hợp tác quốc tế về COVID-19. Nhưng Mỹ đang hành động như thể chưa từng có điều này xảy ra, đang chỉ trỏ vào các quốc gia khác đã nhiệt thành ủng hộ WHO và cả WHO. Với những điều như vậy, làm sao chiếm được niềm tin thế giới?”, phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc lập luận.
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra sau khi Cố vấn an ninh an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bày tỏ quan ngại trước báo cáo của nhóm chuyên gia WHO về nguồn gốc COVID-19. Đây là kết quả của chuyến đi thực địa Trung Quốc dài 4 tuần (bao gồm 2 tuần cách ly bắt buộc).
Trái với mong đợi của nhiều người, báo cáo của WHO tiếp tục để ngỏ nguồn gốc COVID-19 đồng thời cho rằng khả năng virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm là rất khó xảy ra.
Đáng chú ý, một chuyên gia trong đoàn, ông Dominic Dwyer, cáo buộc Trung Quốc đã từ chối cung cấp “dữ liệu thô” 174 bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên.
Theo ông Dwyer, phía Trung Quốc chỉ đưa cho nhóm chuyên gia một bản tóm tắt các ca bệnh đầu tiên được ghi nhận trong đợt bùng phát tháng 12-20219. Điều này có thể làm phức tạp quá trình tìm hiểu cách thức đại dịch bùng phát và lây nhiễm sang người.
“Để hiểu rõ hơn về đại dịch này và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu của mình ngay từ những ngày đầu của đợt bùng phát”, ông Sullivan đặt vấn đề. Cố vấn cấp cao của Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh “các báo cáo bắt buộc phải độc lập, những phát hiện của nhóm chuyên gia không nên bị thay đổi bởi chính phủ Trung Quốc”.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Biden dự kiến sẽ gặp ông Sullivan vào cuối tuần này nhưng không nói rõ nội dung cuộc gặp.
WHO và đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ từ chối bình luận thêm khi được hỏi về việc từ chối cung cấp số liệu thô như cáo buộc của ông Dwyer.
Trung Quốc xem xét nghiêm túc việc gia nhập CPTPP
Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu cho thấy nước này xem xét nghiêm túc về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay sau khi Anh chính thức nộp đơn gia nhập Hiệp định này.
Hiện có 11 quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP và tổng GDP các nước thành viên trong Hiệp định chiếm 13% tổng GDP toàn cầu (Ảnh: CGTN)
Hãng tin CGTN (Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết nước này đang "tích cực" cân nhắc việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .
Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 với 11 quốc gia thành viên, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tổng GDP của các nước thành viên CPTPP hiện chiếm 13% nền kinh tế thế giới và Hiệp định CPTPP dỡ bỏ tới 95% thuế quan giữa các nước thành viên.
Ông Gao Feng cho biết hiện tại Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc gia nhập hiệp định CPTPP. Ông Gao Feng khẳng định rằng việc nước này cân nhắc gia nhập hiệp định CPTPP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa, phù hợp với các điều kiện để đẩy mạnh mô hình phát triển mới.
Vào giữa tháng 1/2021, Bộ Thương mại Trung Quốc đăng tải bản dịch của tài liệu gồm 30 chương của Hiệp định CPTPP cùng với các điều khoản và điều kiện của việc trở thành thành viên của Hiệp định lên website của mình. Ngôn ngữ chính thức của Hiệp định này là tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Theo Phó giáo sư Yu Miaojie của trường Đại học Bắc Kinh, việc đăng tải công khai bản dịch Hiệp định CPTPP là bước đi đầu tiên trong nhiều bước để gia nhập Hiệp định này và điều này cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc gia nhập CPTPP.
Trước đó, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc thường niên được tổ chức vào tháng 12/2020, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cập đến tính cấp thiết của việc cân nhắc gia nhập hiệp định CPTPP nhằm thúc đẩy cải cách và duy trì tăng trưởng kinh tế của nước này.
Tuy nhiên, ông Yu Miaojie cho rằng Trung Quốc có thể mất nhiều năm để đáp ứng các yêu cầu gia nhập Hiệp định CPTPP vốn bao phủ nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử cho tới môi trường, quyền lao động.
Vào ngày 1/2/2021, Chính phủ Anh thông báo nước này đã chính thức nộp đơn gia nhập vào Hiệp định CPTPP, đúng một năm sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU). Nếu được chấp nhận, Anh sẽ trở thành quốc gia mới đầu tiên tham gia CPTPP kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định này vào năm 2017.
Nhà hàng, khách sạn ở Trung Quốc đón Tết trong không khí ảm đạm Dịch COVID-19 tác động mạnh tới ngành du lịch, khiến các khách sạn và nhà hàng tại Trung Quốc đang phải đối mặt với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán ảm đạm, do chính phủ ban hành các quy định hạn chế đi lại và khuyến cáo người dân ở nhà, cũng như tránh tụ tập đông người. Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19...