Báo cáo Trung ương xem xét lùi thời điểm cải cách tiền lương
Bộ Chính trị nhất trí chủ trương báo cáo Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội xem xét cho chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới.
Sáng 17/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 và dự kiến năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán năm 2022; kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước 3 năm 2022 – 2024 và thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, Bộ Chính trị nhất trí chủ trương báo cáo Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội xem xét cho chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo nghị quyết số 27, ngày 21/5/2018 của Trung ương khoá XII. Tờ trình về việc này sẽ được hoàn thiện để báo cáo hội nghị Trung ương lần thứ 4 tới đây.
Trước đó, tháng 5/2018, hội nghị Trung ương 7 (khoá XII) đã thông qua nghị quyết cải cách chính sách tiền lương. Chính phủ sau đó ấn định thời gian bắt đầu cải cách từ 1/7/2021. Mục tiêu đề ra là, từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; trong đó tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp…
Tuy nhiên, tại hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa XII), diễn ra từ ngày 5 đến 9/10/2020, Ban chấp hành Trung ương đã tán thành với kiến nghị của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới, chậm một năm so với mục tiêu ban đầu, tức là từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/7/2021.
Video đang HOT
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp, sáng 17/9. Ảnh: TTXVN
Đánh giá ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, kinh tế xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Bộ Chính trị yêu cầu Chính phủ bám sát quan điểm phát triển kinh tế – xã hội của nghị quyết Đại hội XIII; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm nỗ lực cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Chính phủ tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, ưu tiên bảo đảm nguồn vaccine, thuốc; quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại cuộc họp sáng 17/9. Ảnh: TTXVN
Bộ Chính trị yêu cầu Chính phủ và các cơ quan bám sát tình hình, chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài; chủ động có các phương án phòng chống dịch phù hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi, phát triển kinh tế; chủ động thích nghi, ứng phó với mọi tình huống, bắt kịp và tranh thủ cơ hội từ xu hướng phục hồi nhanh của các nền kinh tế lớn.
“Hỗ trợ tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động”, Bộ Chính trị chỉ đạo.
Khi lương không còn cơ chế đặc thù
"Nhất quyết phải cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022 và loại bỏ hoàn toàn cơ chế đặc thù, không có công chức loại 1, 2, 3".
Đây là một trong những phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 diễn ra ngày 17/8.
Phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV chiều 17/8. (Ảnh: Quochoi.vn)
Cải cách tiền lương không đơn thuần là chuyện tăng lương cơ bản mà quan trọng hơn phải tạo ra sự công bằng cho các đối tượng thụ hưởng, không có đặc thù trong vấn đề thụ hưởng giữa những công chức hưởng lương.
Và tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về vấn đề nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo phải dứt khoát cải cách tiền lương, bãi bỏ tất cả các cơ chế đặc thù là một thông điệp mạnh mẽ được đông đảo cán bộ, công chức, người lao động đón nhận, ủng hộ.
Về vấn đề tiền lương, cơ chế đặc thù gắn với chức danh, tôi nhớ có lần ngồi dự tiệc cuối năm, ở đó có khá nhiều người không quen biết, nên anh bạn tôi đứng lên giới thiệu một vòng. Đại loại, xin giới thiệu đây là anh D, trưởng ban hàm vụ trưởng; đây là anh C chuyên viên cao cấp bộ T.C; còn đây là chị C vừa được đón tin vui, chính thức trở thành chuyên viên chính bộ G.T...
Nghĩ cũng kỳ, gặp nhau thì chỉ cần giới thiệu công tác ở cơ quan nào cho xã giao là xong, cần gì phải chi tiết hóa đến từng chức vụ, ngạch bậc. Song vì thấy lạ nên khi về bỏ thời gian nghiên cứu xem tại sao lại như thế.
Sau khi tìm hiểu, hóa ra ở nước ta hiện đang quy định đối với cấp hàm, ngoài bộ, ngành, ban của Đảng quy định hàm vụ trưởng, vụ phó, thì các cơ quan ngang bộ, các chức vụ trưởng ban, phó trưởng ban cũng tương đương hàm vụ trưởng, vụ phó. Trong các quyết định bổ nhiệm cán bộ cơ quan ngang bộ, bao giờ cũng ghi, ví dụ: "Quyết định bổ nhiệm đồng chí L.Đ chức trưởng ban... hàm vụ trưởng". Không những thế, đối với những cơ quan trước đây thuộc Chính phủ (cơ quan ngang bộ), nay trực thuộc bộ.
Còn về ngạch, theo quy định, công chức hiện nay đang chia thành 4 loại A, B, C, D, gồm: Chuyên viên cao cấp; chuyên viên chính; chuyên viên; ngạch cán sự và nhân viên. Chính những quy định trên đã dẫn đến hệ số lương và hệ số phụ cấp cũng khác nhau.
Xét về tổng thể, cơ chế cấp hàm tương đương và ngạch, bậc công chức cũng có những mặt tích cực là phân biệt rõ ràng thứ bậc trong cơ quan Nhà nước, song xét về mặt năng suất lao động thì chưa chắc đã tốt. Một trong những điểm nghẽn của chúng ta hiện nay chính là năng suất lao động chưa cao. Vì vậy, đối với các cơ quan hưởng lương ngân sách muốn tăng năng suất lao động, kích thích cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm chỉ còn cách trả lương theo vị trí việc làm.
Tuy vậy, trong cơ cấu ngạch, bậc công chức hiện nay, anh đã là chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp thì lương và hệ số phụ cấp khá cao, chẳng biết công việc anh hoàn thành ra sao. Trừ khi bị kỷ luật, mới tính đến vấn đề hạ ngạch, bậc còn không cứ thế hưởng lương từ lúc được bổ nhiệm cho đến khi về hưu.
Do đó, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, để góp phần tăng năng suất lao động, hạn chế tối đa về bất cập trong chính sách tiền lương, việc tiến hành cải cách tiền lương từ 1/7/2022 gắn với bãi bỏ cơ chế đặc thù chắc chắn sẽ tạo bước đột phá.
Chủ tịch Quốc hội: 'Dù dịch bệnh vẫn dứt khoát tăng lương' Ông Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ có thể bị ảnh hưởng vì dịch bệnh nhưng phải quyết tâm tính toán cải cách tiền lương từ 1/7/2022. Quan điểm này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết tiêu chí, định mức phân bổ chi...