Báo cáo Thủ tướng việc xử phạt người không mang bản chính đăng ký xe
Thừa nhận những bất cập của pháp luật trong sự việc CSGT xử phạt người điều khiển phương tiện không mang theo bản chính giấy đăng ký xe, tại cuộc họp báo sáng 20/7, đại diện Bộ Tư pháp cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ thực tế này.
Việc CSGT xử phạt người không mang bản chính giấy đăng ký xe gây hoang mang dư luận thời gian qua.
Liên quan đến việc CSGT xử phạt đối với người điều khiển ô tô mang không mang bản chính Giấy đăng ký xe, trong đó nhiều trường hợp là ô tô đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tại cuộc họp báo thường kỳ sáng nay 20/7, ông Đỗ Đức Hiển – Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết đã giao Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật phối hợp với Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực và Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý.
“Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu thực tiễn, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trình lãnh đạo Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này”- ông Hiển nói.
Thông tin thêm, ông Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật cho rằng hiện có khoảng 1,3 triệu ô tô đang thực hiện việc thế chấp giấy đăng ký xe tại ngân hàng.
Video đang HOT
Theo ông Sơn, việc CSGT xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không mang theo bản chính đăng ký xe mà chỉ có bản sao công chứng và giấy chứng nhận của tổ chức tín dụng đã dẫn tới sự hoang mang, phản ứng trong dư luận.
“Qua nghiên cứu trao đổi, chúng tôi thấy rằng lực lượng CSGT xử phạt theo Nghị định 46 là có cơ sở pháp lý, trên cơ sở thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. Còn các tổ chức tín dụng giữ bản chính đăng ký xe là một thực tiễn, xuất phát từ việc các ngân hàng muốn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh nên giữ giấy tờ bản chính để tránh phát sinh nợ xấu – vấn đề rất lo, vật lộn để giảm thiểu vấn đề này”-ông Sơn phân tích.
Ông Sơn khẳng định việc này có liên quan tới nhiều quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch đảm bảo, giao thông đường bộ, xử phạt vi phạm hành chính và chứng thực. Tuy nhiên tất cả các luật này đều có thêm câu “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
“Rõ ràng quy định pháp luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa phải rõ ràng minh bạch để ai cũng phải hiểu một cách giống nhau. Nếu tiếp tục xử phạt với người dân chỉ mang theo bản sao có thể tác động tiêu cực tới hoạt động tài chính kinh tế, người dân không thế chấp nữa để vay vốn mua phương tiện giao thông đường bộ”-ông Sơn nói.
Nhấn mạnh đây không phải xung đột pháp luật, mà các quy định trên chưa thống nhất đồng bộ, ông Sơn cho rằng việc giải quyết thời gian tới phải đảm bảo việc điều chỉnh cho đồng bộ, để người dân, doanh nghiệp thực hiện thống nhất thì mới đảm bảo tuân thủ pháp luật được.
Thế Kha
Theo Dantri
12 luật sư bị thu hồi thẻ hành nghề
Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết, quý I/2017, Bộ đã quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư của 29 trường hợp, trong đó có 12 trường hợp do bị kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
Thu hồi chứng chỉ hành nghề của 12 luật sư
Cu thê, 3 trường hợp bị xử lý kỷ luật xóa tên do không thực hiện nghĩa vụ đóng phí thành viên, không tham gia sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư từ 2 năm trở lên là Nguyễn Thị Phương Thùy (Sơn La); Hà Thị Thiêng, Nguyễn Hữu Phước (Lâm Đồng);
8 trường hợp bị xử lý kỷ luật xóa tên do vi phạm quy định của Luật luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư và Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam bao gồm: Lê Văn Hiền (Bà Rịa - Vũng Tàu); Dương Mạnh Hùng, Lê Xuân Tân, Bùi Kiến Quốc (Hà Nội); Nguyễn Kỳ Anh Kiệt, Nguyễn Minh Dương, Bùi Mạnh Tình, Trần Lê Tiến (TP Hồ Chí Minh);
1 trường hợp bị kết án về tội Cưỡng đoạt tài sản theo Bản án số 71/2016/HSST ngày 18.5.2016 của TAND thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang: Lê Anh Ngọc (Bắc Ninh).
Bộ Tư pháp cũng đa miễn nhiệm công chứng viên đối với 4 trường hợp là ông Trần Đình Chiến (Đa Năng) vì đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; Ông Nguyên Hưu Cân (Quang Binh) va ông Đoan Quang Đinh (Hai Dương theo quy đinh tai khoan 2 Điêu 15 Luât công chưng; Công chứng viên Thạch Văn Lành, Trưởng Văn phòng công chứng Cộng sự Trà Vinh đã bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng vì đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, Bộ cũng đa thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản đôi vơi 2 trường hợp là ông Nguyên Văn Đươc (Binh Thuân) va bà Nguyễn Thị Bích Thủy (Bến Tre), ly do: không còn hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản
Cùng với đó, thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017, trong thời gian qua, Thanh tra Bộ Tư pháp đã tiến hành thanh tra một số tổ chức bán đấu giá tài sản và đã ban hành các kết luận thanh tra đối với từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, ngày 6.3.2017, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã ký ban hành Kết luận thanh tra số 09/KL-TTR đối với Công ty TNHH Bán đấu giá tài sản số 1 Hà Tĩnh và ngày 22.3.2017, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã ký ban hành Kết luận thanh tra số 11/KL-TTR về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản tại Công ty Cổ phần Đấu giá Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh.
Theo Xuân Hưng (VnMedia)
Đơn giản hóa trên 800 thủ tục hành chính, tiết kiệm 400 tỷ đồng/năm Bộ Tư pháp đang hoan thiện đê trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa trên 800 thủ tục hành chính liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực. Theo tính toán sơ bộ, tổng chi phí tiết kiệm được khoảng trên 400 tỷ đồng/năm. Ông Đỗ...