Báo cáo Thành ủy Hà Nội về vụ cháy tại Zone 9
Chiều qua 20/11, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, ông Lâm Anh Tuấn, đã gửi báo cáo tới Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội về vụ cháy tại khu Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông).
Cấp phép kinh doanh kiểu hậu kiểm: Tiện nhưng bất cập
Theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, vụ cháy xảy ra hồi 14h20 ngày 19/11 tại một phòng có diện tích 150m2 (chỉ có 1 cửa ra vào) tại khu Zone 9, khiến 6 nạn nhân là công nhân tử vong.
Vụ cháy tại khu Zone 9 tuy không lớn nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là khu vực do Công ty TNHH Bất động sản Thành Đạt thuê lại của Công ty cổ phần dược phẩm TW II, sau đó Công ty Thành Đạt cho Cty TNHH nhà hàng Fuse Hà Nội thuê lại. Trước khi xảy ra cháy, công trình đang được sửa chữa, lắp đặt nội thất. Phần sửa chữa này là phạm vi không phải xin phép xây dựng, chủ công trình tự chịu trách nhiệm.
Theo tìm hiểu của PV, khu Hợp tác xã Zone 9 thực chất vốn là xí nghiệp cũ nát của Công ty cổ phần Dược phẩm TW II. Sau khi Công ty này rời khỏi nội thành đã bàn giao mặt bằng. Đầu năm 2013, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bình An và Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội lên phương án kiến trúc của công trình, lập quy hoạch… để thực hiện dự án xây dựng tại khu đất này.
Đến giữa năm 2013, dự án đang trong quá trình triển khai thì được Công ty Thành Đạt cho các hộ thuê lại để làm quán cà phê, cửa hàng quần áo, quầy bar…
Một cán bộ của Phòng Tài chính – kế hoạch (UBND quận Hai Bà Trưng) – đơn vị cấp phép cho các hộ kinh doanh tại khu Zone 9 cho biết, khu Zone 9 có khá nhiều đơn vị đăng ký kinh doanh. Toàn bộ các ki ốt mặt tiền vẫn do Công ty CP Dược phẩm TW II quản lý. Cộng thêm số lượng đăng ký kinh doanh mới và cũ là khoảng gần 20 hộ kinh doanh. Các đơn vị này chủ yếu kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, quần áo, giày dép, vui chơi giải trí.
Theo vị cán bộ này, hiện chưa xác định được quán xảy ra cháy có phải do cơ quan mình cấp phép không. Nếu là mở kinh doanh quán bar thì việc cấp phép kinh doanh lĩnh vực này không thuộc thẩm quyền của quận.
Vị cán bộ này cho hay, do cải cách hành chính nên thủ tục đăng ký kinh doanh rất đơn giản, các hộ chỉ cần mang đơn đề nghị, chứng minh thư phô tô và có hợp đồng thuê mặt bằng với Cty Thành Đạt là được cấp giấy phép kinh doanh theo kiểu “hậu kiểm”, còn các đơn vị này phải tự chịu trách nhiệm nếu vi phạm.
Người nhà các nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy khóc cạn nước mắt vì nỗi đau mất người thân.
Cũng theo lời vị cán bộ này, phòng Tài chính – kế hoạch quận đã tới khu Zone 9 thực địa kiểm tra nhưng chỉ để xác nhận địa điểm xem các hộ kinh doanh có đăng ký đúng khu vực kinh doanh hay không chứ chưa hề có văn bản nhắc nhở, xử phạt bất kỳ hộ kinh doanh nào.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của phóng viên, mới đây Ban Chỉ đạo kiểm tra liên ngành 127 quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra tổ hợp kinh doanh tại số 9 Trần Thánh Tông, phát hiện và xử phạt một nhà hàng vi phạm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, cho biết, ngay sau khi vụ cháy xảy ra, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở PCCC và UBND các quận huyện tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn để ngăn ngừa, xử lý kiên quyết.
Bất cập trong quản lý lao động tự do
Ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Vệ sinh an toàn lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho hay, vụ hỏa hoạn tại Zone 9 được đánh giá là vụ cháy nghiêm trọng nhất từ đầu năm tới nay xảy ra trên địa bàn Hà Nội có liên quan đến những sai phạm về an toàn lao động. Cả 6 nạn nhân tử vong đều là những lao động tự do từ các tỉnh ngoài (Hải Dương) hoặc các huyện ven đô (Quốc Oai).
Lao động tự do khó quản lý.
Thường những lao động kiểu thời vụ như thế không được đào tạo những kỹ năng cơ bản về an toàn lao động; đây cũng được coi là nguyên nhân quan trọng dẫn tới vụ hỏa hoạn nói trên.
Theo ông Việt, vì là những lao động tự do nên bản thân các công nhân cũng không ý thức việc phải chấp hành những quy định về an toàn lao động. Chính vì thế, khi sự cố xảy ra, họ không có những kỹ năng cần thiết để ứng phó và nhanh chóng bị nạn.
Ông Việt cho biết, hiện Sở LĐ-TB&XH cũng chưa thống kê hết lượng lao động tự do đang có mặt tại Thủ đô. Và trên toàn thành phố cũng chưa có cơ quan nào chính thức chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo và huấn luyện những kỹ năng cần thiết cho nhóm đối tượng lao động này.
Được biết, trong ngày 20/11, lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã đến thăm hỏi chia buồn cùng gia đình các nạn nhân. Bước đầu UBND TP Hà Nội đã hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân là 3 triệu đồng, UBND quận Hai Bà Trưng hỗ trợ 10 triệu đồng/1 nạn nhân.
Hồng Ngân – Tiến Nguyên
Theo Dantri
Tang tóc làng nghèo có 5 người chết ở Zone 9
Không khí tang thương bao trùm từ trong nhà ra đường làng Quảng Yên ở vùng ngoại ô nghèo Hà Nội, nơi có 5 người chết ngạt ở Zone 9.
Ngay sau khi xảy ra cháy ở Zone 9 (Hà Nội) khiến 6 người chết, PV tìm về làng Quảng Yên, xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội).
Con đường đau thương ở làng nghèo nơi có 5 nạn nhân chết ngạt.
Mới đến đầu làng, chúng tôi cảm nhận được bầu không khí tang tóc bao trùm ngôi làng nghèo của huyện Quốc Oai. Tiến vào sâu, nỗi đau càng nhân lên gấp bội, bởi nhà của các nạn nhân đều nằm trên một con đường và chỉ cách nhau vài bước chân.
Ngôi nhà xập xệ của vợ chồng nạn nhân Chí - Hạnh tang tóc đau thương bao trùm.
Bước chân vào ngôi nhà xập xệ nhỏ hẹp của vợ chồng nạn nhân Chí - Hạnh, những tiếng khóc ai oán khiến chúng tôi xót xa. Tại đây, bà Phạm Thị Điểm (69 tuổi, mẹ ruột nạn nhân Chí) ngất lên, ngất xuống nói: "Khổ lắm chú ơi, nhà nghèo, con nhỏ, nên 2 vợ chồng nó rủ nhau ra ngoài Hà Nội kiếm sống. Ở ngoài đó, cứ có công ăn việc làm là nói lại về gọi hàng xóm xung quanh. Công trình vợ chồng nó (Chí, Hạnh - PV) mới làm được gần 1 tháng thì tai họa ập xuống. Con của vợ chồng nó còn quá nhỏ, ai nuôi bây giờ.... Nếu được chết thay vợ chồng nó, tôi nguyện chết thay con".
Bà Điểm và em Hà ngất lên, ngất xuống khi vợ chồng nạn nhân Chí - Hạnh chết ngạt.
"Mặc dù quá nghèo, vợ chồng nó rất yêu thương nhau và có 2 con, một trai, một gái. Cháu lớn là Nguyên Văn Sáng (12 tuổi), còn cháu thứ 2 là Nguyễn Thị Bích Ngọc (8 tuổi). Vợ chồng nó tha hương kiếm sống vì mong con cái ăn học đầy đủ, để mai này bớt khổ, nhưng giờ thì hết rồi", bà Điểm nói đến đây thì ngất lịm trong vòng tay của cháu gái Lộc Thị Hà (21 tuổi).
Anh trai nạn nhân Chí luôn tức tục bên bàn thờ vợ chồng người em.
Vừa ôm bà, vừa tiếp chúng tôi, Lộc Thị Hà gạt nước mắt nói: "Dù nghèo, nhưng cậu rất thương em, luôn quan tâm đến mọi người trong dòng họ. Cậu và mợ mất đi là mất luôn chỗ dựa tinh thần của em và gia đình. Cậu mợ mất rồi, giờ không biết ai lo cho các em đây. Anh em họ hàng bên nội, bên ngoại của cậu mợ nghèo lắm...", sau đó Hà xoa bóp cho bà, động viên bà ngoại vượt qua đau thương.
Anh Tri trao đổi với phóng viên.
Còn anh Nguyễn Văn Tri (26 tuổi, vừa là anh, vừa là trưởng họ) nén đau thương nói:"Anh em họ hàng kinh tế quá eo hẹp, nên để cơ quan chức năng hỏa thiêu cho vợ chồng cô chú ấy. Hơn nữa, một làng có 5 người chết, đưa về mai táng thì tang thương lắm. 2 con nhỏ của Chí - Hạnh, trước mắt dòng họ góp tiền để các cháu được đến trường. Nhưng, việc đến trường của các cháu còn phải phụ thuộc vào kinh tế của các gia đình trong dòng họ nữa...".
Nén đau thương, chúng tôi tới thăm gia đình nạn nhân Trì - Bảy. Trên bàn thờ có 2 bát hương, nhưng không có di ảnh. Ngôi nhà của vợ chồng nạn nhân rộng hơn 10m, chật cứng người ra vào chia buồn.
Ngồi trước bàn thờ của 2 con, bà Nguyện Thị Lượt (77 tuổi, mẹ ruột nạn nhân Trì) nói: "Gia đình nghèo, cháu lớn đã bỏ học, đi làm phụ giúp bố mẹ. Cháu gái thứ 2 mới học lớp 8, bố mẹ mất rồi, chắc tới đây cũng bỏ học luôn".
Bà Lượt khóc khô nước mắt khi hay tin 2 con chết ngạt.
Bà Lượt gạt nước mắt nói: "Chúng nó nghèo, nhưng rất mực yêu thương nhau chú ạ. Vợ chồng nó không bao giờ to tiếng với nhau cả. Cả nhà đều trông cậy vào vợ chồng nó, giờ vợ chồng nó mất đi, tôi cũng mất chỗ dựa, con nó mất nơi nương tựa..."
Bà thờ cửa vợ chồng nạn nhân Trì - Bảy.
Đối điện nhà vợ chồng nạn nhân Chí - Hạnh là gia đình nạn nhân Nguyễn Phú Hải, đến đây chúng tôi thấy bà Phạm Thị Lan (46 tuổi, mẹ ruột nạn nhân Hải) nằm bất động trên giường, có lẽ bà quá đau khi con trai duy nhất qua đời đột ngột.
Bà Lan nằm bất động trên giường khi hay tin con trai mất.
Anh Trần Văn Thành (31 tuổi, anh trai họ của nạn nhân Hải) chia sẻ: "Nhà nghèo, bố bệnh tật, mất cách đây hơn 10 năm, nên học hết cấp 2 đã bỏ học đi làm phụ giúp mẹ. Mẹ nó bị thoát vị đĩa đệm, teo 1 chân, hơn 1 năm trở lại đây, không còn đi làm được nữa. Nó vừa đi làm, vừa nuôi mẹ lo toan cuộc sống. Giờ Hải mất đi ai lo cho mẹ nó bây giờ...".
Theo gia đình 5 nạn nhân, vào khoảng 16h chiều nay (20/11), lễ an táng 5 nạn nhân chết ngạt ở Zone 9, Hà Nội sẽ được bắt đầu.
Theo Kiến thức
Khám nghiệm hiện trường vụ cháy tại Zone 9 Không được cấp phép cải tạo sửa chữa nhưng chiều qua 19/11, quán bar tại Zone 9 vẫn thi công cải tạo công trình để chuẩn bị kinh doanh, dẫn đến vụ hỏa hoạn làm 6 người tử vong, 10 người bị thương. Cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường, tổ chức khám nghiệm điều tra Sáng nay 20/11, cơ quan CSĐT...